Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn MWG. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn MWG. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 6, 2020

Phát hành cổ phiếu ESOP ồ ạt: Nhân viên vui bao nhiêu cổ đông buồn bấy nhiêu

Phát hành cổ phiếu ESOP là một trong những phương án được xem như là khích lệ tinh thần cho người lao động. Tuy vậy, khi lạm dụng phát hành quá nhiều sẽ làm pha loãng cổ phiếu, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
ESOP ngày càng được ưa chuộng để khích lệ nhân viên.

16 thg 6, 2020

Thế Giới Di Động và gánh nặng Esop

Dường như đã trở thành thông lệ, đại hội cổ đông của nhà bán lẻ Thế Giới Di Động (MWG) năm nay lại tiếp tục các tranh luận sôi nổi đến chính sách phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên (ESOP).

26 thg 8, 2020

Nhà đầu tư ngoại phải trả chênh 45% so với giá thị trường để mua cổ phiếu Thế giới di động

Dragon Capital cho biết nhà đầu tư nước ngoài thường phải trả một khoản tiền chênh lệch lớn so với thị giá (premium) để sở hữu các cổ phiếu hết room. Trong đó, Thế giới di động (MWG) là cái tên "hot" nhất với tỷ lệ premium lên tới 45%.


1 thg 12, 2019

Ám ảnh “mưa” thưởng cổ phiếu ESOP cuối năm

Ở một góc độ nào đó, cổ đông thường không mấy hào hứng với ESOP, thậm chí họ có thể phải đón nhận những đợt suy giảm giá cổ phiếu kéo dài sau đó...

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tổng kết, nhìn lại một năm hoạt động kinh doanh và cũng không quên "tri ân" người lao động vì những đóng góp trong suốt một năm đã qua.

Một trong những hình thức khen thưởng phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong những năm gần đây, đặc biệt có xu hướng dày lên trong năm 2019, là phát hành cổ phiếu ESOP.

ESOP là gì?
ESOP (Employee Stock Ownership Plan) là kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty. Cổ phiếu ESOP thường được phát hành với giá ưu đãi kèm một số điều kiện.

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, một lợi thế nổi bật của ESOP là các doanh nghiệp sẽ không phải ghi nhận một khoản chi phí lương thưởng so với thưởng bằng tiền. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ không phải chi trả bằng tiền mặt, mà sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để phát hành cổ phiếu, như vậy sẽ tăng được vốn điều lệ và giữ lại tiền để tái đầu tư.

Đối với nhân viên, cổ phiếu ESOP như một hình thức tri ân đối với những đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp và quan trọng hơn, hình thức này giúp cho nhân viên giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân so với việc thưởng bằng tiền.

Chính bởi các lợi ích của ESOP mà nhiều doanh nghiệp thực hiện để tạo động lực và nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên.

"Mưa" thưởng ESOP cuối năm
Năm 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam dồn dập đón nhiều doanh nghiệp niêm yết thực hiện ESOP. Cuối năm, "cơn mưa" ESOP càng trở nên nặng hạt và ám ảnh đối với cổ đông, khi xuất hiện những kế hoạch lớn.

Một trong những doanh nghiệp tích cực phát hành cổ phiếu ESOP nhất trên sàn chứng khoán có thể kể đến CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG). Mới đây, MWG đã thông qua phương án phát hành hơn 10,6 triệu cổ phiếu ESOP (2,4% lượng cổ phiếu lưu hành) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, từ khi lên sàn giữa tháng 7/2014, chỉ duy nhất năm 2016 doanh nghiệp bán lẻ này không thực hiện phát hành cổ phiếu ESOP. Đáng chú ý, số lượng cổ phiếu ESOP phát hành hàng năm của MWG thường chiếm khoảng 2 – 3% lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp này tại từng thời điểm.

Số cổ phiếu ESOP này thường bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 4 năm, trong đó mỗi năm sẽ có 25% cổ phần đã nhận được tự do chuyển nhượng. Không thể phủ nhận đây là một trong những chiến lược hiệu quả giúp MWG giữ chân lao động có năng lực.

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – mã VPB) cũng vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) từ nguồn cổ phiếu quỹ.

Đây là lần đầu tiên nhà băng này thực hiện phát hành cổ phiếu ESOP kể từ khi lên sàn tháng 8/2017. Theo phương án, VPBank sẽ phát hành thêm 31 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, trong đó gần một nửa dành riêng cho CEO Nguyễn Đức Vinh. Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm và được giải tỏa dần hàng năm theo tỷ lệ 30% - 35% - 35%.

Trước đó, doanh nghiệp mới lên sàn cách đây 1 năm là Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post – mã VTP) cũng mới thông qua phương án phát hành 1,17 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương tỷ lệ 2% trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành với thời gian hạn chế chuyển nhượng 2 năm.

Một doanh nghiệp khác có truyền thống phát hành cổ phiếu ESOP hàng năm là CTCP Tập đoàn PAN (PAN Group – mã PAN) đã thông báo phát hành 3 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 1,76% trên tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong 2 năm đầu và 50% còn lại trong năm thứ 3 kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Ưu đãi và ám ảnh
Sẽ không có gì đáng bàn nếu như giá cổ phiếu ESOP không quá rẻ so với mức thị giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường. Nếu chỉ tính toán dựa trên những yếu tố đong đếm được, rõ ràng cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông lại là những người chịu thiệt mỗi mùa ESOP. Về bản chất , phát hành cổ phiếu ESOP là lấy tiền của cổ đông chia lại cho lãnh đạo và người lao động.

Trong trường hợp của cổ phiếu MWG, với mức thị giá hiện tại 109.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thị trường của lượng cổ phiếu ESOP phát hành đợt này lên đến hơn 1.200 tỷ đồng trong khi số tiền cần chi ra để có được số cổ phiếu này chỉ 106 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ chiết khấu gần 91%.

Cùng phát hành với giá 10.000 đồng, lãnh đạo và người lao động của VPBank được hưởng mức chiết khấu 50% (thị giá VPB là 20.150 đồng/cổ phiếu), trong khi với PAN Group là 65% (thị giá PAN là 28.500 đồng/cổ phiếu).

Trong khi đó, Viettel Post xác định giá phát hành cổ phiếu ESOP là 30.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 1/4 thị giá cổ phiếu VTP đang giao dịch trên sàn UpCOM. Lãnh đạo và người lao động chỉ phải bỏ ra hơn 35 tỷ đồng để có đượng lượng cổ phiếu có giá trị thị trường hơn 140 tỷ đồng.

Ở một góc độ nào đó, nhà đầu tư thường không mấy hào hứng với các kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP của doanh nghiệp.

Không chỉ giá cổ phiếu trên thị trường điều chỉnh giảm, cổ đông còn phải chịu rủi ro khi tốc độ tăng trưởng không theo kịp tốc độ pha loãng dẫn đến giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Ngoài ra, việc có thêm một lượng cung giá rẻ luôn sẵn sàng "xả" ra thị trường khi hết thời gian hạn chế chuyển nhượng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến giá cổ phiếu.

Theo BizLive

3 thg 5, 2022

Cá nhân trong nước bán ròng trở lại 4.680 tỷ đồng sau 18 tháng mua ròng liên tiếp

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 4.683 tỷ đồng ở trong tháng 4. Tổ chức trong nước và khối ngoại mua ròng lần lượt 770 tỷ đồng và 3.914 tỷ đồng. Các cá nhân trong nước bán ròng mạnh nhất mã MWG với 644 tỷ đồng. VNM và ACB đứng sau với giá trị bán ròng đều trên 500 tỷ đồng. 


11 thg 7, 2021

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bất động sản và chứng khoán lao dốc

Thị trường chứng khoán điều chỉnh khá mạnh trong tuần từ 5-9/7 với đà giảm lan rộng nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu bất động sản và chứng khoán ghi nhận nhiều mã giảm sâu. Chỉ có 4 cổ phiếu trong top 30 vốn hóa giữ được sắc xanh là MWG, VIB, TCB và MSN.

Có thể bạn quan tâm: Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á


22 thg 4, 2021

Khối ngoại vẫn bán ròng 117 tỷ đồng trong phiên 22/4 dù mua ròng 695 tỷ đồng cổ phiếu MWG

Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 6 trên HoSE với tổng giá trị 3.800 tỷ đồng. MWG được mua ròng mạnh nhất với giá trị gần 695 tỷ đồng nhưng chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận.


11 thg 3, 2020

Nhân viên Điện Máy Xanh Đà Nẵng bị dương tính COVID-19 sau khi tiếp xúc với 2 du khách nhiễm, cửa hàng đóng cửa

Nữ nhân viên tại siêu thị Điện Máy Xanh (Đà Nẵng) đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với hai du khách người Anh mắc Covid-19.

6 thg 5, 2020

Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá "đắt đỏ" nhất sàn chứng khoán

Những cổ phiếu đắt đỏ này hiện có mức giá trên 80.000 đ/CP tuy nhiên kết quả kinh doanh quý 1 không hẳn tương xứng với thị giá này.

14 thg 2, 2020

SSI phát hành 15 triệu chứng quyền cho 5 mã chứng khoán, nhóm ngân hàng chiếm 3 mã

SSI Research dự báo lãi trước thuế năm 2020 của các ngân hàng có thể tăng 22,5% nhờ câu chuyện phục hồi tại một số ngân hàng, cải thiện hoạt động kinh doanh cốt lõi tại các ngân hàng khác nhờ tăng NIM, tăng thu nhập bancassurance và thu nhập từ phí thanh toán.

16 thg 8, 2020

Tự doanh CTCK mua ròng 382 tỷ đồng trong tuần 10-14/8, tập trung gom cổ phiếu bluechip

Trái ngược với khối ngoại, tự doanh CTCK đẩy mạnh mua ròng 382 tỷ đồng trong tuần từ 10-14/8. Khối này tập trung mua ròng mạnh các cổ phiếu bluechip như HPG, VNM, MWG, VIC, VCB... 

Tin liên quan: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 844 tỷ đồng trong tuần 10-14/7, VHM là tâm điểm


5 thg 5, 2020

Quỹ tỷ đô của Dragon Capital tăng nắm giữ tiền mặt trong tháng 4

Tại ngày 23/4, tổng giá trị danh mục VEIL lên tới 1,16 tỷ USD, trong đó tỷ trọng tiền mặt đã tăng mạnh lên 4,65%, tương ứng 54,1 triệu USD. Trước đó vào cuối tháng 1, đầu tháng 2, tỷ trọng tiền mặt trong danh mục VEIL chỉ dưới 1%.

12 thg 5, 2020

8 thg 8, 2020

Chứng quyền tốt, chào bán không ai mua

Hàng loạt đợt chào bán lần đầu chứng quyền dựa trên các mã lớn như VPB, VRE, VNM, VHM, TCB, REE, PNJ, MWG… tháng 7 cho kết quả phân phối bằng 0, tức là không một nhà đầu tư nào bỏ tiền ra mua. Chứng quyền có nhiều ưu thế và lại được phát hành bởi các công ty chứng khoán lớn, tại sao lại không một người mua?

13 thg 6, 2020

8 thg 9, 2020

“Bám” theo dòng tiền quỹ đầu tư, chiến lược phù hợp trong giai đoạn cuối năm 2020?

VDSC cho rằng chiến lược đầu tư theo sát dòng tiền của các quỹ chuyên nghiệp vẫn là chiến lược phù hợp trong năm 2020. VDSC đánh giá các cổ phiếu vẫn còn tiềm năng tăng giá ở hiện tại bao gồm MWG, VRE, PNJ, KDH, HPG, REE, FPT, VPB và MBB.

Tin lưu ý: Thuế trước bạ là gì? Cách tính thuế trước bạ nhà đất 2020 chi tiết nhất


1 thg 11, 2021

Tự doanh CTCK mua ròng 2.800 tỷ đồng trong tháng 10, mạnh nhất trong vòng 4 năm

Tự doanh CTCK tiếp tục mua ròng 2.800 tỷ đồng trong tháng 10, tăng 97% so với tháng 9. Tính từ đầu năm 2021, khối tự doanh mua ròng 854 tỷ đồng. Khối tự doanh mua ròng 8.160 tỷ đồng thông qua khớp lệnh từ đầu năm.


8 thg 8, 2021

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã tăng 97%, VIC và VHM kéo VN-Index

Cổ phiếu MVN tăng mạnh nhất thị trường với 97% chỉ sau một tuần giao dịch. Hai cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán là VIC và VHM đều tăng trên 5% và là động lực chính kéo VN-Index đi lên. Không có quá nhiều cổ phiếu giảm sâu ở tuần vừa qua, các mã giảm mạnh đa phần thuộc sàn UPCoM với thanh khoản thấp.


11 thg 3, 2020

Hàng loạt cổ phiếu ngành bán lẻ giảm sàn vì Covid-19, VN-Index có lúc thủng mốc 800 điểm

Sau thông tin một nhân viên bán hàng của Điện máy Xanh bị nhiễm Covid-19, hàng loạt cổ phiếu ngành bán lẻ như MWG, FRT, PNJ, DGW đồng loạt giảm sàn. Không ít cổ phiếu ngân hàng lớn cũng bất ngờ giảm sàn về cuối phiên. VN-Index có lúc thủng mốc 800 điểm nhưng lại hồi phục đáng kể về trên 811 điểm nhờ sự đảo chiều của nhóm cổ phiếu họ Vin.
Hàng loạt cổ phiếu ngành bán lẻ giảm sàn vì Covid-19, VN-Index có lúc thủng mốc 800 điểm.

19 thg 2, 2020

Các công ty chứng khoán nhận định ra sao về triển vọng lợi nhuận của Bách Hóa Xanh?

Theo quan điểm của Công ty chứng khoán VnDirect, Bách Hóa Xanh chưa thể đem lại lợi nhuận cho Thế Giới Di Động trong năm 2020. Cụ thể, theo phân tích của VnDirect thời điểm hòa vốn lợi nhuận trước chi phí quản lý doanh nghiệp có thể bị trì hoãn do chi phí phát sinh của 2 trung tâm phân phối tại miền Trung, thị trường mà Bách Hóa Xanh mới chỉ gia nhập gần đây với 15 cửa hàng tính tại thời điểm tháng 10/2019.