5 thg 11, 2021

Tin COVID-19 chiều 5-11: Cả nước 7.504 ca mới, tăng ở nhiều tỉnh thành

Số mắc COVID-19 cả nước đã tăng hơn 910 ca so với ngày 4-11, Tây Nam Bộ vẫn đang là khu vực nóng với số mắc tăng cao tại nhiều địa phương. Đồng Nai và Bình Dương đang gia tăng mạnh về số mắc, vượt TP.HCM.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 kiểm tra thông tin, điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tính từ 16h ngày 4-11 đến 16h ngày 5-11, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.504 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 7.487 ca ghi nhận trong nước (tăng 911 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 3.207 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Đồng Nai (953), Bình Dương (917), TP.HCM (912), Kiên Giang (477), Bạc Liêu (468), An Giang (411), Tây Ninh (305), Bình Thuận (298), Cà Mau (241), Cần Thơ (199), Sóc Trăng (193), Đồng Tháp (166), Tiền Giang (163), Long An (140), Hà Giang (138), Đắk Lắk (135), Bình Phước (107).

Gia Lai (94), Vĩnh Long (92), Hà Nội (91), Bến Tre (90), Trà Vinh (86), Đắk Nông (76), Bà Rịa - Vũng Tàu (74), Ninh Thuận (55), Nghệ An (51), Hậu Giang (49), Thanh Hóa (49), Bắc Ninh (46), Khánh Hòa (44), Bắc Giang (43), Phú Thọ (39), Nam Định (37), Lâm Đồng (30), Quảng Ngãi (26), Quảng Nam (23), Hưng Yên (22), Bình Định (18), Quảng Ninh (16).

Đà Nẵng (14), Hà Nam (13), Hà Tĩnh (13), Điện Biên (13), Kon Tum (7), Thừa Thiên Huế (7), Lai Châu (6), Thái Nguyên (5), Ninh Bình (5), Quảng Trị (4), Quảng Bình (4), Hải Dương (4), Hải Phòng (3), Phú Yên (3), Lạng Sơn (3), Thái Bình (2), Sơn La (2), Tuyên Quang (2), Lào Cai (1), Bắc Kạn (1), Cao Bằng (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tiền Giang (-100), Đắk Lắk (-75), TP.HCM (-69).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (+190), Bình Thuận (+104), Đồng Tháp (+69).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 6.027 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 953.547 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.680 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 948.646 ca, trong đó có 834.530 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (436.629), Bình Dương (237.158), Đồng Nai (70.091), Long An (35.500), Tiền Giang (17.642).

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.941. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 837.347. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.093 ca, trong đó: thở oxy qua mặt nạ: 2.193; thở oxy dòng cao HFNC: 480; thở máy không xâm lấn: 112; thở máy xâm lấn: 292; ECMO: 16.

Từ 17h30 ngày 4-11 đến 17h30 ngày 5-11 ghi nhận 70 ca tử vong tại TP.HCM (33), An Giang (9), Bình Dương (6), Long An (5), Kiên Giang (3), Sóc Trăng (3), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Hưng Yên (1), Đắk Lắk (1), Tây Ninh (1), Đồng Nai (1), Tiền Giang (1), Ninh Thuận (1), Bến Tre (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 64 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.412 ca, chiếm tỉ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 4-11 có 1.365.149 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là gần 86,32 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là trên 59,35 triệu liều, tiêm mũi 2 là gần 27 triệu liều.


Yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ tiêm nhầm ở Hà Nội

Ngày 5-11, Bộ Y tế tham dự cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị của tỉnh.

Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay.

Bộ Y tế có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế Hà Nội khẩn trương xác định nguyên nhân việc tiêm nhầm vắc xin cho trẻ tại Quốc Oai. Đây là vụ tiêm nhầm hy hữu nhưng rất may đến nay chưa có cháu nào có phản ứng quá nặng.

Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến triển khai phần mềm cập nhật, công bố cấp độ dịch, vùng dịch cho 63 sở y tế tỉnh, thành phố.

Tỉnh Đắk Lắk: Từ ngày 6 đến 8-11, thành phố Buôn Ma Thuột tiến hành phong tỏa tạm thời các xã, phường trên địa bàn thành phố để triển khai xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 ở 16/21 xã, phường có ổ dịch phức tạp cho khoảng 83.951 hộ với 294.959 khẩu, nhằm chủ động phát hiện sớm F0 trong cộng đồng để khoanh vùng, xử lý sớm ổ dịch.

Tỉnh Quảng Ninh: UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định nâng cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn xã Hồng Thái Tây (thị xã Đông Triều) lên cấp độ 4, tương ứng với "vùng đỏ", từ 9h ngày 5-11.

Hàng loạt tỉnh thành miền Nam như Cần Thơ, An Giang, Tây Ninh lập kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

- Chiều 5-11, Hà Nội cho biết từ khi thực hiện nghị quyết 128, số ca COVID-19 ở Hà Nội gia tăng, đặc biệt số ca ngoài cộng đồng. Từ ngày 11-10 đến nay thủ đô ghi nhận 738 ca mắc, trung bình mỗi ngày có 31 ca; trong đó có 228 ca ngoài cộng đồng (chiếm khoảng 30%).

Có hơn 6 triệu người ở Hà Nội đã tiêm vắc xin COVID-19 (92,5% số người từ 18 tuổi), trong đó hơn 4 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi (hơn 59%). Hà Nội còn hơn 500.000 liều vắc xin được cấp phát. Hà Nội đặt mục tiêu đến ngày 15-11, thủ đô sẽ tiêm trả hết mũi 2.

- Cả nước, tỉ lệ tiêm ít nhất 1 liều vắc xin là 81,2% và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều là 37,3% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỉ lệ này lần lượt là: miền Bắc là 71,2% và 32,1%; miền Trung là 80,1% và 23,8%; Tây Nguyên là 67,3% và 10,4% và miền Nam là 92,0% và 48,7%.

- Ngày 5-11, Bắc Giang thông báo tạm dừng một số hoạt động từ 0h ngày 6-11 để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 gồm dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán cho khách mang về, không phục vụ tại chỗ cho đến khi có thông báo mới. Dừng toàn bộ hoạt động tổ chức đám cưới. Đối với đám tang, đám giỗ, sang cát… phải tổ chức hết sức gọn nhẹ...

- Vĩnh Long tạm dừng phục vụ tại chỗ từ ngày 5 đến 11-11. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán mang đi. Việc này nhằm bảo đảm công tác điều tra, truy vết và xét nghiệm sàng lọc các trường hợp nguy cơ và sớm bóc tách các ca nhiễm khỏi cộng đồng.

- Từ 6h đến 11h ngày 5-11, Bến Tre có 32 ca COVID-19. Tổng số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh là 2.633 ca, trong đó, có 2.085 ca ra viện, 52 ca tử vong. Bến Tre đã tiêm vắc xin COVID-19 cho trên 1,071 triệu người, đạt tỉ lệ 77,8% dân số từ 18 tuổi trở lên.

- Từ 18h ngày 4-11 đến 11h ngày 5-11, Tây Ninh ghi nhận 287 ca COVID-19, trong đó, có 283 ca phát hiện qua test sàng lọc; 4 ca cách ly tập trung và nhập cảnh.

- Đến nay, Quảng Bình ghi nhận tổng cộng 2.042 ca COVID-19, trong đó, 1.936 ca đã điều trị khỏi và xuất viện; 6 người tử vong. Số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 1.000 ca. Có 494.120 người tại Quảng Bình đã tiêm vắc xin COVID-19, trong đó 67.778 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Nguồn TTO


0 comments:

Đăng nhận xét