29 thg 2, 2020

Vì sao hàng tồn kho của MWG tăng mạnh?

Nhìn vào báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (MWG), nhiều nhà đầu tư không khỏi băn khoăn với lượng hàng tồn kho và khoản vay ngắn hạn tăng mạnh.

Trong khi đó, khoản vay ngắn hạn tăng 7.195 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với con số đầu năm, lên 13.031 tỷ đồng.

Nếu chỉ nhìn bề nổi từ các con số trên, hẳn không ít nhà đầu tư sẽ giật mình, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì thấy đây là điều bình thường với doanh nghiệp đang trên đà mở rộng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam như MWG.

Thậm chí, nó còn cho thấy uy tín của MWG trong mắt các tổ chức tài chính lớn.

Giải đáp về lý do hàng tồn kho tăng mạnh hơn 47%, tại cuộc gặp mặt nhà đầu tư tổ chức cuối tuần qua, lãnh đạo MWG giải thích, do tháng 1/2020 là trùng với thời điểm tháng Tết Nguyên đán, lượng hàng đặt mua của khách lớn, để chuẩn bị cho tháng kinh doanh Tết, doanh nghiệp phải chuẩn bị hàng lớn trong tháng 12, trong khi năm trước, lượng hàng nhập về phục vụ kinh doanh tháng Tết thường là tháng 1.

Đó là lý do hàng tồn kho tính tới thời điểm ngày 31/12/2019 rất lớn.

Điều này đã được thể hiện khi phần lớn lượng hàng tồn kho này đã được giải phóng trong tháng 1/2020 với mức doanh thu của tháng này đạt 12.560 tỷ đồng.

Để nhập lượng hàng lớn, Công ty cần lượng tài chính, nên đã vay ngắn hạn từ các tổ chức tài chính.

Điểm đáng chú ý, trong 13.000 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn này (có thời hạn thanh toán từ tháng 1 - 3/2020) đều vay từ các tổ chức tài chính lớn như HSBC, Sumitomo, ANZ, Mizuho, Vietcombank, Standard Chartered, Citibank, BNP Paribas… và đều vay tín chấp với lãi suất thả nổi. Điều này cho thấy MWG rất có uy tín trong mắt các nhà băng lớn trong nước và quốc tế.

Về khả năng trả nợ không phải là vấn đề với MWG khi trong năm 2019, Công ty cũng đã tất toán khoản nợ hơn 38.000 tỷ đồng.

Mặt khác, MWG hiện cũng đang có lượng tiền và tương đương tiền rất lớn, hơn 3.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, tuy có khoản vay lớn, nhưng theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, MWG có chi phí tài chính thấp hơn doanh thu tài chính.

Cụ thể, chi phí tài chính trong năm của MWG là 569,7 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay.

Trong khi đó, doanh thu tài chính đạt 631,2 tỷ đồng, trong đó lãi tiền gửi là 343,6 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2018; chiết khấu thanh toán 287,2 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm trước.

Trong năm 2019 tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của MWG với doanh thu thuần tăng hơn 18%, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 33%, biên lợi nhuận cải thiện từ mức 3,33% của năm 2018 lên 3,75% của năm 2019.

Trong năm 2020, dù dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 đã làm ảnh hưởng ít nhiều tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng MWG vẫn kiên định với kế hoạch doanh thu 122.445 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với mức thực hiện của năm 2019; lợi nhuận sau thuế 4.835 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với thực hiện năm 2018.

Nguồn Tri Thức Trẻ

0 comments:

Đăng nhận xét