Hiển thị các bài đăng có nhãn ngan-hang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngan-hang. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 9, 2020

Tuyên án tử hình nguyên Giám đốc Ngân hàng OceanBank chi nhánh Hải Phòng

Một án tử hình, hai án chung thân và một án 20 năm tù, hình phạt thích đáng cho bốn bị cáo trong vụ án tham ô hơn 400 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng OceanBanhk chi nhánh Hải Phòng, đã được TAND TP Hải Phòng tuyên án sáng 4-9.


6 thg 9, 2020

Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, điều hành lãi suất phải hài hoà lợi ích các bên trong bối cảnh các DN khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020.

Khoản nợ 738 tỷ của một công ty cắt tóc

 Sẽ là logic khi nhận định rằng đằng sau Xích Lô Đỏ là một tập đoàn có tiềm lực tài chính không nhỏ.

Tập đoàn nào đứng đằng sau doanh nghiệp cắt tóc mới huy động thành công 738 tỷ đồng trái phiếu? (Ảnh minh họa: Internet)

4 thg 9, 2020

Khởi tố nhân viên ngân hàng vay 200 tỉ đồng rồi vỡ nợ

Khi cơ quan điều tra đang tiến hành thụ lý vụ án, kêu gọi những nạn nhân ra trình báo thì nữ nhân viên ngân hàng vay gần 200 tỉ rồi vỡ nợ đã bỏ đi khỏi địa phương.

Bà Lê Thị Thương - Ảnh công an cung cấp.

3 thg 9, 2020

Lợi nhuận ngân hàng được dự báo giảm trong nửa cuối năm 2020

Tín dụng tăng chậm trước tác động của làn sóng Covid-19 thứ hai, trong khi nguồn thu ngoài lãi không thể bù đắp sự sụt giảm từ cho vay. Đồng thời, nợ xấu có xu hướng tăng, kéo theo dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng.



2 thg 9, 2020

Ồ ạt tuyển dụng mảng bán bảo hiểm qua ngân hàng

Việc các ngân hàng cấp tập bán chéo bảo hiểm đã hình thành nên xu hướng tuyển dụng nhân sự mới cho mảng bancasurance.

Nhân viên ngân hàng giới thiệu quà tặng cả chương trình "Tiết kiệm thông minh" hợp tác độc quyền với hãng bảo hiểm nhân thọ. Ảnh: Quỳnh Trang.

1 thg 9, 2020

31 thg 8, 2020

30 thg 8, 2020

28 thg 8, 2020

ACB hoàn tất phát hành gần 500 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn lên trên 21.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông báo hoàn tất đợt phát hành tối đa gần 499 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng với tổng giá trị theo mệnh giá là 4.988 tỷ đồng.


Một ngân hàng báo lãi quý 2 tăng đột biến, hoàn thành 96% kế hoạch năm sau 6 tháng

Dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh giúp ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến. 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 125 tỷ đồng, hoàn thành tới 96% kế hoạch năm.


26 thg 8, 2020

Vietcombank lần thứ 4 rao bán nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa

Nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục rao bán đấu giá cả nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô, tài sản của công ty xuất khẩu và cả tàu cá để thu hồi nợ.

Một góc nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa

Vietcombank chi nhánh Thăng Long vừa thông báo phát mại hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị của Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa thuộc Công ty TNHH Ôtô Vinaxuki Thanh Hóa. Đây lần thứ 4 ngân hàng rao bán các tài sản nói trên để thu hồi nợ.

Cụ thể, Vietcombank chi nhánh Thăng Long rao bán đấu giá tài sản trên đất được hình thành thuộc dự án xây dựng cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, máy xây dựng Vinaxuki Song Lộc. Diện tích sử dụng 456.344m2 và diện tích nhà xưởng xây dựng khoảng 36.000m2. Các máy móc thiết bị để sản xuất ôtô tải…

Hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị này được rao bán đấu giá với giá khởi điểm 36,3 tỉ đồng, giảm mạnh so với mức 44,2 tỉ đồng được đưa ra hồi tháng 4-2020.

Các chi nhánh khác của Vietcombank cũng đang rao bán đấu giá hàng loạt tài sản thế chấp khác gồm bất động sản, động sản và khoản nợ của khách hàng.

Chẳng hạn, Vietcombank chi nhánh Hải Dương thông báo phát mại tài sản gắn liền với đất thuộc Nhà máy luyện Feromangan Chiêm Hóa tại Cụm Công nghiệp An Thịnh, tỉnh Tuyên Quang. Các tài sản được xây dựng và sử dụng từ tháng 7-2008. Giá khởi điểm 199,68 tỉ đồng.

Vietcombank Châu Đốc rao bán đấu giá nhà xưởng của Công ty CP Sản xuất Thương mại NPV để thu hồi nợ. Tài sản thế chấp là nhà máy chế biến gạo tại tỉnh An Giang, với giá khởi điểm 37,9 tỉ đồng.

Đồng thời, một số tàu cá vỏ gỗ ở TP Đà Nẵng, Nghệ An, Bình Định… cũng được Vietcombank phát mại để thu hồi nợ theo hình thức bán đấu giá hoặc giá thỏa thuận. Giá khởi điểm không được ngân hàng đề cập.

Xu hướng đẩy mạnh đấu giá tài sản thế chấp của khách hàng vay để thu hồi nợ được nhiều ngân hàng thương mại thực hiện gần đây, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó, phải tạm ngừng hoạt động hoặc rời thị trường.

Như Vietinbank vừa thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Gnotech để xử lý, thu hồi nợ xấu. Giá trị khoản nợ tạm tính của doanh nghiệp này tại Vietinbank KCN Biên Hòa đến cuối tháng 7-2020 là 140,7 tỉ đồng, bao gồm 112 tỉ đồng dư nợ gốc.

Tuy nhiên, phần máy móc, thiết bị sản xuất mặt kính cho các thiết bị điện tử giai đoạn 1,2,3 của Gnotech và nhà xưởng tại tỉnh Đồng Nai chỉ được Vietinbank KCN Biên Hòa rao bán với giá khởi điểm 27,6 tỉ đồng.

Trong khi đó, VPBank đang lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản gồm hàng loạt ôtô các loại từ Hyundai, Chevrolet, Toyota, Kia, Ford… tổng cộng 62 chiếc, giá khởi điểm từ 96 triệu đồng đến 1,656 tỉ đồng/xe.

Tại nhiệm vụ của ngành ngân hàng những tháng cuối năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng có nợ xấu cao có biện pháp hiệu quả xử lý nợ xấu; ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn, hỗ trợ tổ chức tín dụng xử lý, phát mại tài sản bảo đảm, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu…

Nguồn NLD

25 thg 8, 2020

Nguyên Tổng giám đốc và Kế toán trưởng PVoil nhận hàng tỷ đồng lãi ngoài của Oceanbank

Bị can Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc PVOil và Vũ Trọng Hải, nguyên kế toán trưởng bị cáo buộc đã mang hàng nghìn tỷ đồng và hơn 10 triệu USD của PVOil gửi vào Oceanbank để nhận hàng tỷ đồng lãi ngoài.

Ngân hàng siết chặt cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng

Các TCTD cho biết đang "thắt chặt" hơn các yêu cầu về tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng do rủi ro tín dụng, đặc biệt "thắt chặt" hơn điều kiện và điều khoản vay vốn đối với các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và vay tiêu dùng.

Điểm danh những tài sản trăm tỷ ngân hàng rao bán trong tháng 8

Các ngân hàng liên tục phát mãi tài sản thu hồi nợ xấu trong những tháng gần đây, song do tác động bởi đại dịch Covid-19 nên việc bán tài sản thu hồi nợ xấu không dễ thành công.


Ồ ạt rao bán đất

VietinBank, Vietcombank, BIDV đồng loạt thông báo đấu giá nhiều tài sản đảm bảo để xử lý các khoản nợ từ vài chục tỷ đồng lên đến hàng trăm tỷ đồng trong ngày 20/8.

Trong đó, VietinBank thông báo đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Gnotech với giá khởi điểm gần 28 tỷ đồng để xử lý, thu hồi tổng dư nợ vay gốc và lãi tính đến ngày 31/7/2020 gần 141 tỷ đồng.

 Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này bao gồm 2 máy móc, thiết bị sản xuất mặt kính cường lực được đầu tư từ năm 2016, và toàn bộ nhà xưởng của Công ty TNHH Vinapoly nằm tại phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

Trước đó, ngày 14/8/2020, VietinBank thông báo xử lý khoản nợ có tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Ngọc Lâm để thu hồi nợ vay tính đến ngày 31/7/2020 hơn 189 tỷ đồng cả dư nợ gốc và lãi. Tài sản thế chấp là toàn bộ nhà xưởng, thiết bị của nhà máy bia và mỳ gắn liền với đất thuế của UBND TP. Hà Nội.

Ngày 11/8/2020, VietinBank cũng thông báo bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất tại khu đô thị mới Phước Trạch – Phước Hải, phường Cửa Đại, TP.Hội Anh, tỉnh Quảng Nam với giá khởi điểm hơn 496 tỷ đồng. Tổng diện tích sử dụng đất gần 33.050 m2.

 Tính đến ngày 30/6/2020, cho vay khách hàng của VietinBank đạt gần 941,488 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm.

Nhưng tổng nợ xấu của Ngân hàng tăng đến 48%, chiếm hơn 15,973 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay của VietinBank tăng từ 1,16% lên mức 1,7%.

BIDV rao bán nguyên lô tài sản có giá khởi điểm từ 221 tỷ đồng đến 388 tỷ đồng trong ngày 21/8 vừa qua.

Cụ thể, nhà băng này rao bán 25 tài sản tại Sa Đéc, Đồng Tháp với tổng giá khởi điểm gần 283 tỷ đồng.

25 tài sản bao gồm 21 quyền sử dụng đất ở, sản xuất kinh doanh, trồng cây lâu năm, hàng năm khác với tổng diện tích 24.329 m2 tại xã Tân Quy Tây. Cùng với đó là 3 nhà kho có tổng diện tích xây dựng gần 8.142 m2 và toàn bộ máy móc thiết bị dây chuyền xây xát, lau bóng gạo.

Tài sản được bán nguyên lô không tách rời. Tất cả máy móc thiết bị đều đã qua sử dụng, một số máy móc không còn hoạt động.

Trước đó, ngày 20/8/2020, BIDV rao bán đấu giá tài sản nguyên lô gồm quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất là Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace tại phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM (diện tích 2.675 m2) cùng với hệ thống máy móc thiết bị gồm 1 bộ máy biến thế, hệ thống đầu nối cho trạm biến áp, tổ hợp máy phát điện và toàn bộ nội thất, công cụ, trang thiết bị, máy móc thuộc toà nhà Crystal Palace.

Giá khởi điểm cho tài sản nguyên lô gần 378 tỷ đồng, chưa bao gồm VAT.

Trước đó, BIDV thông báo đấu giá khoản nợ của CTCP Du lịch Thương mại Nông nghiệp Việt Nam (Agritour ) với giá khởi điểm hơn 388 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm của khoản nợ là quyền sử dụng đất với diện tích gần 8.147 m2 tại phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đồng thời, khoản nợ gần 246 tỷ đồng bao gồm dư nợ gốc và lãi của CTCP Thương mại và Xây dựng Nam Sơn cũng được rao bán lần thứ hai với giá khởi điểm hơn 221 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2020, dư nợ cho vay khách hàng của BIDV ở mức hơn 1,1 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 2% so với đầu năm. Trong khi đó, tổng nợ xấu của Ngân hàng lại tăng mạnh 17%, chiếm gần 22.770 tỷ đồng, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,75% lên mức 2%.

Vietcombank cũng có thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất tại địa chỉ 543 quốc lộ 62, khu phố 5, phường 2, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An có diện tích sử dụng hơn 143.178 m2 cùng với máy móc thiết bị của Công ty Ngọc Mekong trong ngày 20/8 vừa qua. Tổng giá khởi điểm hơn 78 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 18/8/2020, Vietcombank thông báo phát mại các tài sản gắn liền với đất của Công ty Bao bì Xi măng Tam Điệp với tổng diện tích là 19.800 m2 tại xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Trong đó bao gồm nhà bảo vệ, nhà văn phòng, nhà xưởng chính, kho thành phẩm, nhà nghỉ công nhân, nhà ăn ca và toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vỏ bao xi măng. Tổng giá khởi điểm gần 22 tỷ đồng.

 Đồng thời, Vietcombank cũng rao bán tài sản đảm bảo là hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị của nhà máy VinaXuki Thanh Hóa lần thứ 4 với giá khởi điểm hơn 36 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng của Vietcombank tính đến ngày 30/6/2020 đạt hơn 770.744 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Tuy nhiên, tổng nợ xấu của Ngân hàng tăng đến 11%, chiếm hơn 6.433 tỷ đồng khiến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Vietcombank tăng lên mức 0,83% so với mức 0,79% của hồi đầu năm.

Đáng chú ý hơn tại Sacombank tiếp tục rao bán nhiều tài sản là bất động sản là cơ sở sản xuất kinh doanh tại các quận của TP.HCM, nhiều vị trí mặt tiền ở các quận 3, 5, 11..., tổng giá trị tài sản rao bán lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

 Điển hình, Sacombank bán phát mãi quyền tài sản phát sinh từ 27 hồ sơ đền bù có diện tích hơn 20.800 m2 thuộc dự án Khu dân cư Bảo Hưng và hai quyền sử dụng đất có diện tích 12.669 m2 tại phường 6, quận 8, TP.HCM.

 Hai tài sản trên đều nằm trên trục đường Tạ Quang Bửu, có vị trí đối diện nhau và cách nhau 300 m. Giá dự kiến khởi điểm là 711 tỷ đồng.

 Đồng thời, Sacombank bán mảnh đất sản xuất kinh doanh tại 23 xóm Củi, phường 11, quận 8 có tổng diện tích hơn 2.100 m2; diện tích xây dựng 1.981 m2 có giá khởi điểm là 136,8 tỷ đồng.

 Tại quận Tân Phú, Sacombank đang rao bán bất động sản trị giá 355 tỷ đồng khởi điểm là đất cơ sở sản xuất kinh doanh có thời gian sử dụng lâu dài, tổng diện tích 6.327 m2. Địa chỉ tại 245/61B Hoà Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP. HCM.

Tại quận Bình Thạnh, Sacombank bán lô đất cơ sở sản xuất kinh doanh có diện tích 6.382 m2, thời gian sử dụng đất đến 2044...

Vẫn khó thu hồi nợ

Mặc dù đã ra sức bán tài sản thu hồi nợ xấu, song theo lãnh đạo các nhà băng, do ảnh hưởng của đại dịch tác động lên thị trường bất động sản nên việc phát mãi tài sản là bất động sản trở lên khó khăn. Vì vậy, quá trình thu hồi nợ cũng chậm trễ, không được như kỳ vọng.

Chẳng hạn tại Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Ngân hàng cho biết, Sacombank đặt mục tiêu đến cuối năm đến 2022 cơ bản xử lý xong để tất toán trái phiếu VAMC, giảm trích lập dự phòng rủi ro.

Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan như dịch bệnh Covid -19 kéo dài, thị trường bất động sản không thuận lợi thì để xử lý dứt điểm có thể kéo dài đến năm 2023.

Đại diện của một ngân hàng cho biết, quá trình phát mãi tài sản thu hồi nợ khó khăn, song do tác động của dịch bệnh khiến nợ xấu mới gia tăng. Báo cáo tài chính bán niên của nhiều ngân hàng cũng cho thấy điều này, khi nợ xấu nhóm 3-5 tăng mạnh so với đầu năm 2020. 

Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/6 của Sacombank theo báo cáo tài chính bán niên là 6.682 tỷ đồng, tăng gần 950 tỷ so với đầu năm (tức tăng gần 17%). Trong đó, nợ nhóm 3 tăng mạnh 185% lên 851 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng từ 1,94% lên 2,15%. 

Tại Vietcombank, đến hết tháng 6/2020 tổng nợ xấu tăng 11% so với đầu năm nay, khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,79% lên 0,83%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 58% và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 56%.

Tương tự, cùng thời điểm trên, tổng nợ xấu của BIDV tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 11%, nợ nghi ngờ tăng 21% và nợ có khả năng mất vốn tăng 17%, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,75% lên 2%...

NHNN cho biết, tính đến thời điểm 31/5, nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tăng 16,3% so với cuối năm 2019. Trong kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 khoảng 4%, tỉ lệ nợ xấu nội bảng ước tính đến cuối năm nay sẽ lên mức 2,41%.

Theo NHNN, những tháng đầu năm 2020, trước những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, nhưng hiện vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm phục hồi kinh tế toàn cầu. Các tổ chức quốc tế tiếp tục điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng này.

Nguồn Tin Nhanh Chứng Khoán

23 thg 8, 2020