21 thg 8, 2020

Vì sao bươm bướm lại là hình tượng vô cùng quen thuộc trong dòng phim kinh dị?

Bươm bướm được các nhà làm phim sử dụng trong các hình tượng của không ít bộ phim kinh dị. Hình ành bươm bướm mang nhiều tầng ý nghĩa và chuyển tải nhiều thông điệp.

"Điên thì có sao" nhắc đến hình tượng bươm bướm với ý nghĩa “điên loạn”


Một trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc “hot” nhất thời gian gần đây “It's okay to not be okay” (Điên thì có sao) có nhắc đến hình tượng bươm bướm với ý nghĩa “điên loạn” nhưng đồng thời cũng có nghĩa là linh hồn và sự chữa lành của tâm hồn bị tổn thương.

Là hình ảnh xuyên suốt bộ phim, bươm bướm gắn liền trong tiềm thức vừa trở thành nỗi ám ảnh vừa là liều thuốc chữa lành tâm hồn của cả 3 nhân vật chính.

Theo tiếng Hy Lạp, bươm bướm có nghĩa là psyche - tâm thần hoặc linh hồn. Và "tâm thần" đây cũng là cách mà mẹ cô bé Moon Young định nghĩa cuộc đời cô. Do người mẹ nỗ lực biến Moon Young thành một phiên bản hoàn hảo của chính mình “con là mẹ”, một Moon Young xinh đẹp rực rỡ như những con bướm bướm nhưng lại cao ngạo, tàn độc và máu lạnh. Biểu hiện cuồng bản thân của mẹ Moon Young mang hơi hướng tâm thần, cũng chính vì điều này đã khiến Moon Young mắc chứng bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Hình ảnh bươm bướm trong phim "Cô dâu ma".

Chẳng hạn như bộ phim hoạt hình “Corpse Bride” (Cô dâu ma) của đạo diễn Tim Burton, nhân vật chính biến mất và hóa thành một đàn bướm xanh, ám chỉ sự khởi đầu, kết thúc và sự siêu thoát.

Một trong những những ý nghĩa thường thấy ở cánh bướm là luân hồi, sự sống và cái chết. Bộ phim kinh điển “The Silence Of The Lamb” (Sự im lặng của bầy cừu) từng đánh lừa thị giác của người xem với hình ảnh bươm bướm. Nhưng thực ra đó lại là một con “diều hâu đầu chết“, thường được gọi là “bướm đêm của cái chết", tạo ra bầu không khí chết chóc ghê rợn.

Bươm bướm trong phim ảnh còn gắn với “hiệu ứng bươm bướm”. Trong bộ phim "Havana" (1990), nhân vật chính từng nói: “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”. Hay trong "The Butterfly Effect" (2004), một sự thay đổi nhỏ trong quá khứ sẽ kéo theo những biến đổi lớn lao của hiện tại.

Hình tượng cánh bướm một lần nữa xuất hiện trong siêu phẩm kinh dị đến từ nhà sản xuất của “Get Out” và “Us” - “Antebellum: Bẫy thực tại kinh hoàng”.

Sang đến năm 2020, hình tượng cánh bướm một lần nữa xuất hiện trong siêu phẩm kinh dị đến từ nhà sản xuất của “Get Out” và “Us” - “Antebellum: Bẫy thực tại kinh hoàng”. Phim xoay quanh nữ nhà văn, diễn giả nổi tiếng và vô cùng thành công Veronica Henley bị một thế lực bí ẩn kéo về kỷ nguyên Antebellum, thời kỳ tiền nội chiến kinh hoàng của quá khứ, khi những người Mỹ gốc Phi giống cô bị bắt làm nô lệ. Veronica buộc phải tìm mọi cách để sống sót, chiến đấu và giành lại cuộc sống vốn có của mình...

Ý nghĩa của cánh bướm máu vẫn là một bí ẩn, nhưng “Antebellum” là một câu chuyện rùng rợn giật gân, ám ảnh khán giả bởi tính chân thật đan xen nhiều yếu tố xã hội sâu sắc và đen tối tột cùng.

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét