7 thg 6, 2019

Dậy sớm từ 4h sáng như CEO Apple, Pepsi... cũng chẳng khiến bạn tài giỏi như họ: Đến Warren Buffett còn làm theo nguyên tắc hàng đầu này, sao bạn có thể quên?

Bạn dậy sớm với hy vọng mình sẽ thành công như các CEO, tỷ phú nổi tiếng thế giới sở hữu thói quen này. Tuy nhiên, chuyện này là không thể, vì ngay từ đầu bạn đã quên mất những nguyên tắc cơ bản nhất.

Nhiều năm trước, tôi tình cờ đọc được một bài báo giải thích tại sao 4h sáng lại là khung giờ hiệu quả nhất. Theo nhà tâm lý học Josh Davis - người được phỏng vấn, khung giờ đó cho phép bạn tránh xa những thứ gây xao lãng như email, thông báo điện thoại và cuộc gọi đến.

Điều này không có gì ngạc nhiên. Làm gì có ai dậy vào cái giờ kỳ quặc đó để làm phiền bạn? Có nhiều người đã thử dậy sớm, nhưng kết quả hầu như không được khả quan.

"Thật là tệ hại," một người viết. Người khác thì cho biết họ "ngủ gật trên ghế của mình" hôm đó. Và đây là câu nói ưa thích nhất của tôi: "Tôi cảm giác như có một chú cừu buồn bã trong đầu mình."

"Không, cảm ơn. Tôi sẽ không thử đâu," tôi tự nói với chính mình.

Đừng đùa với chính mình
Giờ đây, Internet luôn cố thuyết phục tôi rằng dậy sớm sẽ khiến tôi làm việc hiệu quả và thành công hơn.

Trong một thế giới đầy những doanh nhân thành đạt, càng nhiều người dần trở thành "tín đồ" của việc dậy sớm. Đồng sáng lập của Ellevest Sallie Krawcheck hay cựu CEO Pepsi Indra Nooyi đều dậy từ 4h sáng. CEO Apple Tim Cook thậm chí còn thức giấc từ sớm hơn nữa: 3h45.

Tôi hiểu xu hướng này: Lợi thế của những người dậy sớm là họ có nhiều thời gian trong ngày hơn. Nhưng dậy sớm như Tim Cook sẽ không khiến bạn thành công, cũng như việc mặc chiếc áo đen cao cổ như Steve Jobs sẽ không biến bạn trở thành thiên tài.

Điều mà mọi người thường không nhìn ra là: Việc dậy sớm từ 4h sáng chỉ hiệu quả nếu bạn bẩm sinh là người luôn dậy sớm. Hãy nhớ rằng, chỉ có rất ít, rất ít người làm được điều này, và phần lớn đều phụ thuộc vào bộ gen.

Vấn đề không phải là bạn dậy sớm vào lúc nào
Nếu 4h sáng là quá sớm với bạn, vậy thì kể cả bạn có thay đổi thời gian biểu cũng chẳng để làm gì, vì rốt cuộc bạn sẽ vẫn thấy buồn ngủ và làm việc kém hiệu quả như thường.

Khoa học đã chỉ rõ, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân lớn nhất "giết chết" năng suất làm việc của bạn. Không ngủ đủ giấc sẽ gây cản trở quá trình nhận thức, làm tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer’s và làm giảm tuổi thọ của bạn.

Thay vào đó, hãy ghi nhớ 5 phương pháp sau nếu bạn muốn thành công.

Ngủ ít nhất 8,5 tiếng/ngày
Nhà khoa học về giấc ngủ Daniel Gartenberg gợi ý rằng, ngủ đủ 8,5 tiếng sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất làm việc trong ngày.

Vì vậy, nếu bạn định dậy từ lúc 4h, bạn phải đi ngủ từ lúc 7h30. Có thể bạn làm được, nhưng nhiều ông bố bà mẹ làm văn phòng thì không. Kể cả nếu bạn chưa có con, bạn cũng sẽ phải tạm biệt thói quen lên mạng xã hội của mình.

Nói một cách đơn giản, nếu tập trung nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ thức giấc với một bộ não tỉnh táo. Như vậy, bạn sẽ có lợi thế hơn người ở lại văn phòng đến tận 9h tối, đi ngủ lúc 11h đêm và thức dậy vào lúc 4h sáng.

Lắng nghe cơ thể mình
Tôi lớn lên ở vùng Kansas - nơi mọi người sinh hoạt theo giờ giấc sản xuất nông nghiệp. Vì thế, thói quen thức dậy cùng lúc mặt trời mọc (khoảng 5:45) và ăn nhẹ thay vì ăn tối vào lúc mặt trời lặn là điều hết sức bình thường.  

Giờ thức dậy của tôi đến này vẫn không hề thay đổi nhiều, và hiếm khi tôi cần tới chuông báo thức. Tôi dành 2 giờ mỗi sáng để đọc báo và lên kế hoạch cho ngày mới.

Thói quen này có hiệu quả với tôi, nhưng không có cái gì là phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn bẩm sinh là "cú đêm", vậy hãy thử nhẩm tính và điều chỉnh thời gian ngủ của mình cho hợp lý.

Duy trì giờ giấc nhất quán

Một khi bạn đã tìm được thời gian ngủ thích hợp cho mình, hãy duy trì thói quen đó.

Một nghiên cứu của ĐH Harvard năm 2017 chứng minh rằng, việc bạn ngủ sớm và dậy sớm hay ngược lại không quan trọng. Điều quan trọng là bạn phải duy trì giờ giấc của mình một cách nhất quán.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen ngủ của 61 sinh viên trong vòng 1 tháng và đối chiếu kết quả với thành tích học tập của họ. Những sinh viên ngủ vào giờ giấc lung tung có điểm kém hơn những sinh viên lên giường và thức dậy vào một giờ cố định hàng ngày.

Nếu lịch ngủ của bạn không phù hợp với giờ giấc làm việc, hãy nói chuyện thử với sếp của bạn. Ngày nay, nhiều công ty đang cố gắng điều chỉnh giờ làm việc để đảm bảo đồng hồ sinh học của nhân viên.

Đừng nhấn nút tạm hoãn báo thức
Nhấn một lần, bạn chỉ là đang ngủ thêm một chút. Nhấn lần thứ 2, chuyện này sẽ chẳng thể tốt đẹp hơn. Nhấn lần thứ 3, tất cả đều chấm dứt: Bạn ghét công việc, bạn ghét sếp, đã đến lúc mặc kệ mọi thứ rồi. Thà ngủ tiếp còn hơn!   

"Ngủ cố thêm vài phút, bạn sẽ khiến cơ thể rơi tiếp vào chu kỳ ngủ mới, để rồi lại nhanh chóng bị ngắt quãng - khiến chúng ta thêm uể oải suốt khoảng thời gian còn lại trong ngày," chuyên gia về giấc ngủ Neil Robinson nói trong một cuộc phỏng vấn với The Independent.

Bạn có tưởng tượng nổi bất kỳ CEO thành đạt nào lại nhấn nút tạm hoãn báo thức vài lần trước khi ra khỏi giường không? Người thành công sẽ luôn nói với bạn điều này: 10 phút ngủ thêm ấy không hề đáng giá!

Nếu bạn cần phải dậy cực sớm, hãy đảm bảo mình ngủ đủ giấc
Khi còn làm việc trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, có những ngày tôi phải có mặt ở văn phòng từ 4h30 sáng. Tuy nhiên, tôi không hy sinh giấc ngủ của mình. Tôi sẽ ăn trưa lúc 7h30 sáng, và khi đồng nghiệp đang ăn tối thì tôi đã đi ngủ rồi.

Những người làm cho doanh nghiệp nước ngoài thường phải làm việc không có giờ giấc. Nếu bạn cũng vậy, hãy luôn ưu tiên việc ngủ đủ 8,5 tiếng/ngày.

Đặt sức khỏe lên hàng đầu, bạn sẽ thành công

Công thức để thành công thật ra khá đơn giản: Hãy đặt sức khỏe lên hàng đầu. Nếu bạn cần dẫn chứng từ một tỷ phú, hãy nhớ tới Warren Buffett. Sở hữu 82 tỷ USD, ông vẫn coi trọng việc ngủ nghỉ đầy đủ. "Tôi luôn ngủ 8 tiếng/ngày," ông nói với PBS. "Tôi không có ý định làm việc từ lúc 4h sáng.

Nguồn CafeF

0 comments:

Đăng nhận xét