23 thg 1, 2020

Nhân ngày cuối năm, hãy lắng lòng tự hỏi bản thân đang theo đuổi cuộc sống tốt đẹp, hay cuộc sống thành công? Câu trả lời thấu suốt cõi nhân sinh

Tiền tài càng nhiều, quyền lực càng lớn chứng tỏ càng thành công? Bạn bôn ba trên con đường cuộc sống tốt đẹp hơn? Hay là đang bước vào con đường thành công lớn và khang trang hơn? Hay là đang ngưỡng mộ cái nọ, suy nghĩ cái kia?

01...
Đến một độ tuổi nhất định nào đó sẽ phải lo học ,đi làm, kết hôn và sinh con. Nếu như bạn không làm những việc nhất định theo trình tự và nghi thức nhất định, người thân của bạn chắc chắn sẽ rất lo lắng.

Có người nói: "Mục tiêu học tiểu học là để thi trung học. Học trung học là để thi trung học phổ thông. Hầu như đều là định nghĩa mà người thân dành cho tôi. Học phổ thông để thi đại học. Học đại học là vì công việc. Có công ăn việc làm rồi phải kết hôn sinh con. Sau đó con cái lại tiếp tục cuộc sống của tôi… Khi đó tôi cảm thấy không có tự chủ, không muốn học tập. Thực ra có học cũng học không nổi. Tôi cảm thấy mình là kẻ thất bại trong thời gian dài. Không sống theo suy nghĩ của người thân".

Sống theo lối sống mong muốn của người thân gian đình là một phương thức sống thành công? Hay là một phương thức sống tốt hơn?

Có một người bạn khác, nhà làm kinh doanh, nuôi 3 người con. Gần đây, chồng của cô ấy bị ốm. Bận rộn tới mức tâm sức tiều tụy. Nghe những lời cô ấy nói phần nhiều là oán tránh cuộc sống. Khởi nghiệp từ rất sớm, cực khổ nghèo hèn. Giờ con cái đã lớn những lại không nghe lời khó bảo. Học hành cũng chẳng ra gì…

Đến một độ tuổi nào đó phải kết hôn, sinh con không phải là một quy luật tất nhiên của cuộc sống. Có thể đó là chỉ một quan niệm bị nhồi nhét mà thôi. Giống như việc mỗi ngày phải ăn 3 bữa, ăn đủ các loại thức ăn. Thịt, cá, đậu, trứng, sữa…tất cả đều chỉ là những quan niệm bị nhồi nhét tiêm nhiễm mà thôi.

Thực ra mỗi ngày chỉ cần ăn 2 bữa là đủ. Ăn chay cũng rất tuyệt vời. Chỉ là sống theo những nghi thức, lề lối cuộc sống ngày càng nhiều thực sự rất mệt mỏi. Vừa không có đủ thời gian nghỉ ngơi, vừa không có thời gian để tu dưỡng, rèn luyện. Càng không có đủ thời gian để lắng nghe tiếng nói của tâm hồn.

02...
Chân tướng của cuộc sống là gì? Bản chất thực sự của cuộc sống là gì? Chúng ta sống vì cái gì? Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn hay là vì một cuộc sống thành công? Cuộc sống tốt đẹp hơn là cuộc sống càng thành công hơn sao? Cuộc sống thành công hơn đồng nghĩa với một cuộc sống tốt đẹp hơn?

Tiền tài càng nhiều, quyền lực càng lớn chứng tỏ càng thành công? Bạn bôn ba trên con đường cuộc sống tốt đẹp hơn? Hay là đang bước vào con đường thành công lớn và khang trang hơn? Hay là đang ngưỡng mộ cái nọ, suy nghĩ cái kia?

Một cuộc sống tốt đẹp hơn và thành công hơn đều không phải là bản chất của cuộc sống. Mà đều là một quan niệm bị nhồi nhét và tiêm nhiễm. Bản chất của cuộc sống đó chỉ là cuộc sống mà thôi. Giống như những gì mà nhà kinh tế học Hayek đã nói: "Cuộc sống không có mục đích gì, chỉ là nó tự thân mà thôi… Cuộc sống chỉ có thể tồn tại khi nó duy trì được tính liên tục của nó".

Một khi đã giác ngộ thì mọi vấn đề đều không thành vấn đề. Nếu không giác ngộ, cuộc sống sẽ chỉ đi hết bức tường vây này đến bức tường vây khác…Cuộc sống tốt đẹp hơn và cuộc sống thành công hơn đều chỉ là một phần của cuộc sống.

Nghĩ lại câu chuyện: "Chăn cừu—lấy vợ—sinh con—chăn cừu". Bản thân nó chỉ là một phần của cuộc sống. Khi bạn ý thức được nó chỉ là một phần của cuộc sống. Chủ động hòa nhập và bị động tiếp nhận là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Không được trốn tránh nhưng cũng không quá mê muội.

Trong Tây Du Ký, khi Tôn Ngộ Không cứu Đường Tăng ra khỏi ngục giam. Đường Tăng đã nói với Tôn Ngộ Không rằng: "Nếu không hiểu đạo lý của Phật thì thế giới bên ngoài cũng chỉ là một nhà giam lớn hơn mà thôi. Có ra hay không cũng chẳng khác gì nhau".

Khi bạn bắt đầu giác ngộ. Góc độ và quan điểm nhìn nhận sự vật của bạn cũng sẽ khác. Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không, Chu Bát Giới, Sa Tăng vì bảo vệ Đường tăng mà chỉ có thể từng bước từng bước đi tới Tây Thiên.

Không thể sử dụng thần thông để đưa Đường Tăng đi. Nếu sử dụng thần thông và đi tới Tây Thiên một cách dễ dàng thì sẽ không thể có được chân kinh. Kinh văn thực sự là cả một quãng đường trải nghiệm. Nếu không dù có đọc cả trăm ngàn vạn chữ cũng không thể cảm nhận hết chân lý ở trong đó được.

Bởi vậy, sống giữa cõi nhân sinh này, mỗi phút giây ở hiện tại đều là tốt nhất. Quan trọng là bạn có chịu mở lòng để đón nhận cảnh vật hữu ý, tình người mênh mang hay không mà thôi.

Theo Trí thức trẻ

0 comments:

Đăng nhận xét