24 thg 4, 2022

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm BĐS và xây dựng tiếp tục lao dốc, thủy sản bứt phá

Hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản và xây dựng tiếp tục giảm sâu trong tuần giao dịch 18-22/4. Đa số các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng biến động theo chiều hướng tiêu cực. Nhóm cổ phiếu thủy sản đi ngược thị trường chung khi đồng loạt tăng mạnh.


Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/4, VN-Index đứng ở mức 1.379,33 điểm, tương ứng giảm 79,33 điểm (-5,44%) xuống 1.379,23 điểm. HNX-Index giảm 57,59 điểm (-13,82%) xuống 359,12 điểm. UPCoM-Index giảm 8,21 điểm (-7,31%) xuống 104,15 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với tuần trước đó. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 27.542 tỷ đồng, tăng 13% so với tuần trước, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân tăng 12,5% lên mức 25.534 tỷ đồng.

Đa số các nhóm ngành cổ phiếu đều biến động tiêu cực trong tuần giao dịch 18-22/4. Tại top 30 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán chỉ có VCB của Vietcombank (HoSE: VCB), VJC của Vietjet (HoSE: VJC) và SAB của Sabeco (HoSE: SAB) là có được mức tăng giá.

Trong khi đó, GVR của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (HoSE: GVR) giảm mạnh nhất trong top 30 vốn hóa với 18%. BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) và VGI của Viettel Global (UPCoM: VGI) đều có mức giảm trên 10%. VHM của Vinhomes (HoSE: VHM) cũng gây thất vọng khi giảm 9%.


Tăng giá

Cổ phiếu tăng giá mạnh sàn HoSE trong tuần 18-22/4 là PDN của Cảng Đồng Nai (HoSE: PDN) tăng giá mạnh nhất với 22,4%. Hiện giá cổ phiếu PDN đang ở mức đỉnh lịch sử 112.000 đồng/cp. Tâm điểm của thị trường trong tuần qua thuộc các mã trong nhóm thủy sản, trong đó, ACL của Thủy sản Cửu Long An Giang (HoSE: ACL) tăng đến gần 19%. Doanh nghiệp này mới đây cho biết doanh thu quý I gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước, đạt 325 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp tăng từ 10% lên 34%. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 62,6 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm trước.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Cổ phiếu AAM của Thủy sản Mekong (HoSE: AAM) và ABT của Thủy sản Bến Tre (HoSE: ABT) cũng tăng lần lượt 3,79% và 3,7%. Quý I, doanh thu của Thủy sản Mekong tăng 86% lên 55,7 tỷ đồng; lãi sau thuế 2 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 1,1 tỷ đồng.

Cổ phiếu VNS của Ánh Dương Việt Nam (HoSE: VNS) đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá sàn HoSE với 19%. Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu tăng 28% so với năm trước, đạt gần 641 tỷ đồng. Doanh nghiệp đặt mục tiêu ngắt chuỗi thua lỗ với chỉ tiêu LNST đạt hơn 27 tỷ đồng. Vinasun cũng sẽ tiếp tục không chia cổ tức trong năm 2021 và 2022 do lợi nhuận thấp.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Ở sàn HNX, đa số các mã trong danh sách tăng giá đều thuộc nhóm thanh khoản thấp. Dẫn đầu mức tăng giá sàn này là CJC của Cơ điện Miền Trung (HNX: CJC) với gần 26,6%. Tuy nhiên, khối lượng lệnh bình quân của cổ phiếu này chỉ là 624 đơn vị/phiên.

Tương tự HNX, đa số các cổ phiếu giảm mạnh sàn UPCoM đều thuộc nhóm thanh khoản rất thấp. DTB của Công trình Đô thị Bảo Lộc (UPCoM: DTB) tăng giá mạnh nhất với 64%. Khối lượng khớp lệnh bình quân của cổ phiếu này chỉ 380 đon giảm. 

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Thêm một tuần giao dịch khó khăn nữa đối với nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng. Trong danh sách các mã giảm giá mạnh nhất sàn HoSE có đến 5 mã thuộc hai nhóm ngành kể trên. MCG của Năng lượng và Bất động sản MCG (HoSE: MCG) giảm giá mạnh nhất sàn HoSE với 30,3%.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Cổ phiếu AGM của XNK An Giang (HoSE: AGM) cũng giảm 30,2%. Ông Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt (HoSE: TVB) và ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings vừa bị bắt với cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra đang củng cố tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra, truy tìm và thu hồi triệt để tài sản cho các nhà đầu tư. Cổ phiếu TVB cũng giảm gần 30% chỉ sau một tuần giao dịch.

Cổ phiếu FTM của Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM) cũng giảm 30,1%. Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa đưa ra quyết định sẽ hủy niêm yết 50 triệu cổ phiếu FTM. Lý do được phía HoSE đưa ra là công ty trên đã có kết quả sản xuất, kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục.

Tại sàn HNX, KDM của TCT Khu dân mới (HNX: KDM), giảm mạnh nhất sàn HNX với 40,4%. Các mã liên quan đến một số hệ sinh thái như Louis, APEC... đều giảm sâu. Trong đó, SMT của SAMETEL (HNX: SMT) giảm 39,7%, APS của CK Châu Á - TBD (HNX: APS) giảm 39,6%. VKC của VKC Holdings (HNX: VKC) và BII của Louis Land (HNX: BII) giảm lần lượt 39,5% và 39,3%.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Ở sàn UPCoM, L12 của Licogi 12 (UPCoM: L12) giảm 43,3% chỉ sau một tuần giao dịch. VHG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Trung Nam (UPCoM: VHG) cũng giảm đến gần 37%.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

Nguồn NDH

0 comments:

Đăng nhận xét