28 thg 11, 2020

Dòng vốn ngoại rút ròng trở lại 236 tỷ đồng trong tuần 23-27/11, tập trung gom CCQ FUEVFVND

Khối ngoại bán ròng trở lại 257 tỷ đồng ở sàn HoSE. CCQ ETF nôi FUEVFVND được khối ngoại mua ròng rất mạnh với giá trị lên đến gần 310 tỷ đồng và đa phần thông qua phương thức thỏa thuận. HDB bị bán ròng mạnh nhất với giá trj hơn 386 tỷ đồng, trong đó có 297 tỷ đồng đến từ giao dịch thỏa thuận.


Kết thúc tuần giao dịch từ 23-27/11, VN-Index đứng ở mức 1.010,22 điểm, tương ứng tăng 20,22 điểm (2,04%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 0,96 điểm (0,65%) lên 148,17 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 0,36 điểm (0,54%) lên 66,79 điểm.

Điểm tiêu cực của thị trường trong tuần qua là khối ngoại không còn duy trì được sự tích cực. Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào 164 triệu cổ phiếu, trị giá 5.123 tỷ đồng, trong khi bán ra 180 triệu cổ phiếu, trị giá 5.391 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 15,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 268 tỷ đồng.

Ở sàn HoSE, khối ngoại bán ròng trở lại 257 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 12 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng lên đến 550 tỷ đồng.

CCQ ETF nôi FUEVFVND được khối ngoại mua ròng rất mạnh với giá trị lên đến gần 310 tỷ đồng và đa phần thông qua phương thức thỏa thuận (283 tỷ đồng). Đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại sàn này là VRE với 124 tỷ đồng. GAS và HDG được mua ròng lần lượt 74 tỷ đồng và 50 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HDB bị bán ròng mạnh nhất với giá trj hơn 386 tỷ đồng, trong đó có 297 tỷ đồng đến từ giao dịch thỏa thuận. HPG và MBB bị bán ròng lần lượt 136 tỷ đồng và 102 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 21,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 1,6 triệu cổ phiếu.

ACB được dòng vốn ngoại trên HNX với giá trị 33,3 tỷ đồng. SZB và VCS được mua ròng lần lượt 22,8 tỷ đồng và 8,6 tỷ đồng. Chiều ngược lại, PVS bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 20 tỷ đồng. DXP và BVS bị bán ròng lần lượt 8 tỷ đồng và 3 tỷ đồng.

Tại sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 32,3 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 2 triệu cổ phiếu. ACV đứng đầu danh sách mua ròng với 11,7 tỷ đồng. SIP và MCH được mua ròng lần lượt 8 tỷ đồng và 5,4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, LTG bị bán ròng mạnh nhất với 25,6 tỷ đồng. VTP và MSR được mua ròng lần lượt 15,4 tỷ đồng và 13,4 tỷ đồng.

Nguồn Người đồng hành

0 comments:

Đăng nhận xét