22 thg 7, 2020

Hãy chỉ cho tôi cách phòng vệ an toàn khi vô cớ bị đánh, cướp !

Nhiều bạn đọc Thanh Niên đã đặt câu hỏi về cách phòng vệ an toàn khi vô cớ bị đánh, cướp...
Nam tài xế GrabBike N.V.Q bị đâm gục tại hiện trường vụ cướp ẢNH: CẮT TỪ CLIP

Hai câu chuyện liên quan đến tài xế GrabBike: một người bị kết án tù khi đánh trả người lạ vô cớ tấn công vào đêm khuya; một người gặp cướp, dù đã đưa cả xe lẫn tiền để xin tha mạng nhưng vẫn bị đâm trọng thương. Nhiều bạn đọc Thanh Niên băn khoăn: Phải làm sao trong những trường hợp này để vừa bảo toàn tính mạng, vừa tránh được tù tội?

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 13.7, TAND Q.Tân Phú (TP.HCM) tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hùng Hải (23 tuổi, quê Thanh Hóa) 1 năm 6 tháng tù về tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần kích động mạnh. Bị cáo Hải là tài xế xe ôm GrabBike, khi bất ngờ bị tấn công trong đêm, dù đã bỏ chạy nhưng vẫn bị truy đánh, bị cáo đã dùng mũ bảo hiểm chống trả khiến người tấn công té ngã và tử vong sau đó. Còn tài xế GrabBike N.V.Q (37 tuổi, quê ở H.Văn Chấn, Yên Bái) ngày 19.7 trên đường chở khách gặp cướp ở H.Gia Lâm (Hà Nội). Anh Q. đã đưa cả xe, tiền xin tha mạng nhưng vẫn bị bọn cướp đâm trọng thương.

Bị cáo Nguyễn Hùng Hải tại phiên tòa ngày 13.7 ẢNH: HUYỀN MAI

Vô cớ bị đánh, phản kháng hay “chịu trận” ?
Hai câu chuyện đã dấy lên tranh luận về việc nếu vô cớ bị đánh, bị cướp thì phải “ứng xử” ra sao để đảm bảo an toàn tính mạng: chống trả thì nguy cơ bị tù như anh Hải; không chống trả vẫn có khả năng bị đâm như anh Q.?

Tại sao pháp luật không bổ sung luật tự vệ vào chứ, kiểu này người khác tới gây sự với mình, không may xảy ra sự cố người bị hại lại là người gánh trách nhiệm .

Do

Bạn đọc (BĐ) Trung Nguyễn bày tỏ: “Mong có thêm thông tin về cách hành xử đúng pháp luật trong trường hợp bị tấn công như trên. Người dân nên xử lý thế nào để bảo vệ được tính mạng và sức khỏe mà không vướng vào lao lý?”. Cũng với băn khoăn ấy, BĐ Anh lái tàu họ Nhạc đặt câu hỏi: “Trong các trường hợp bị cướp, bị vô cớ tấn công nguy hiểm thì pháp luật có thừa nhận người dân có quyền sử dụng tất cả mọi biện pháp để bảo vệ bản thân cũng như tài sản của mình?”.

Câu chuyện “quyền sử dụng tất cả mọi biện pháp” được BĐ nêu xuất phát từ việc chiếc mũ bảo hiểm mà anh Hải dùng để đánh trả đã bị tòa xem là một hung khí nguy hiểm. Oái oăm ở chỗ, như BĐ dat Huynh phân tích: “Người ta chạy xe ôm thì phải đội nón bảo hiểm, lúc bị tấn công thì có gì dùng đó để tự vệ, chả lẽ trong lúc đó còn phải suy nghĩ xem vật nào nguy hiểm, vật nào không nguy hiểm à? Suy nghĩ xong có khi đã xuống suối vàng!”.

Cần thì sửa luật cho phù hợp
BĐ Thuan băn khoăn liệu có hay không sự “bất hợp lý nào đó” trong việc xác định tình trạng “phòng vệ chính đáng” và “phòng vệ vượt quá mức cho phép”.

Con người vốn có bản năng tự vệ, nghĩa là một người sẽ phản kháng lại tương ứng với mức người đó nhận thức được thân thể, sức khỏe và tài sản của mình bị xâm phạm

NM Thắng

BĐ Binh Duong cho rằng “phòng vệ chính đáng không có nghĩa là tước mạng đối phương” vì “ai cũng được pháp luật bảo hộ tính mạng”. Tán thành, BĐ Đạt Bạch viết: “Phòng vệ chính đáng là khi bạn bị dồn vào đường cùng, không còn khả năng thoát, đành phản kháng tự vệ, mới gọi là chính đáng”.

Nhưng nhiều BĐ “phản tố” như thế nào mới là đường cùng? Bỏ chạy như anh Hải vẫn bị đuổi đánh đã là đường cùng? BĐ Hung Tran Van hy vọng luật pháp “luôn hướng tới việc phù hợp với thực tế cuộc sống”. Còn BĐ Quân Lê “mong được giải thích rõ ràng hơn”, thậm chí nếu cần thì “phải sửa đổi điều luật về phòng vệ chính đáng” vì thực tế cuộc sống diễn ra rất nhanh, đa dạng, trong khi luật pháp luôn cần “hợp lý và hợp tình”.

Nguồn TNO

Một số Bình luận của bạn đọc TNO



0 comments:

Đăng nhận xét