19 thg 4, 2020

Tìm việc làm giữa mùa dịch không khó như "mò kim đáy bể": Lùi 1 bước là tiến 2 bước, biết chấp nhận thời thế để đại cục được dài lâu

Dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến nền kinh tế, khiến nhiều lao động bị cắt giảm và thất nghiệp ngay giữa lúc khó khăn. Tuy nhiên, tìm một công việc mới để tiếp tục mưu sinh không khó như bạn tưởng. Thời gian ngồi ở nhà chờ việc chính là lúc để bạn phát triển bản thân cho những cơ hội mới.
Chàng béo tìm việc...

Ở khu chung cư nọ, có một người chia sẻ chỗ đậu xe của mình với hàng xóm: Khi anh ta đi làm thì người hàng xóm có thể sử dụng chỗ đó để để xe. Nhưng có một đợt, anh ta thất nghiệp ở nhà. Người hàng xóm không còn chỗ đậu nữa, liền không ngừng bóng gió, đại ý rằng: Bao giờ ông đi làm vậy? Anh kia thật không nói lên lời, chỉ có thể chống chế rằng mình đang trong đợt làm việc ở nhà.

Nhưng người hàng xóm không bỏ cuộc, ngày nào cũng hỏi đến mức anh ta phải trốn trong nhà, không dám ló mặt ra ngoài. Anh ta sợ người hàng xóm. Chỉ cần nhìn thấy hàng xóm, nhìn thấy ông ta đi làm, là đã đủ để anh ấy căng thẳng. Trong những lúc thất nghiệp như thế này, câu nói đáng sợ nhất luôn tồn tại trong tâm trí bạn, thi thoảng lại được người khác khơi ra là "Bạn đang không có việc gì làm à?". Dần dần, điều này sẽ giết chết sự tự tin của bạn.

Theo nhiều nhà quản lý nhân sự có kinh nghiệm, những người thất nghiệp hay có ý định chuyển việc chỉ nên cho phép bản thân nghỉ ngơi trong nhiều nhất 6 tháng. Dù tự tin đến đâu, thất nghiệp trong thời gian dài có thể khiến bạn rơi vào trạng thái "tự nghi ngờ về bản thân". Một khi đã nghi ngờ bản thân, rất dễ mang trong mình những suy nghĩ tiêu cực. Đây là một trong những giai đoạn cực kì yếu đuối, nhạy cảm của đời người. Bạn sẽ luôn thấy người khác coi thường mình, luôn cảm thấy bị người khác áp bức, rồi một ngày không kìm chế được, những điều tiêu cực này sẽ phát tiết thành những bi kịch.


Sự "thay đổi" chỉ diễn ra khi chúng ta bắt đầu "chấp nhận". Khi chấp nhận thực tế và chấp nhận bản thân mình, chúng ta mới có thể mở lòng để tiếp thu những điều mới. Ở nhiều nước, khi công ty có sự thay đổi, ảnh hưởng đến tương lai của nhân viên, họ thường giới thiệu các phương án, chương trình hỗ trợ nhân viên và còn mời các nhà tâm lý học về để tư vấn cho các nhân viên của mình một cách chuyên nghiệp để họ có thể thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh công việc mới. Ở đây, chìa khóa chính là việc người nhân viên có "chấp nhận bản thân mình và chấp nhận thực tế hay không?". Chỉ khi nào chấp nhận, ta mới không chống cự lại với thực tế, từ đó mới có động lực và năng lượng cho quá trình học hỏi và tiếp thu những điều mới.

Để thành công khi thay đổi, hiểu bản thân mình là một bước quan trọng. Khi tư vấn nghề nghiệp, các chuyên viên tâm lý thường nhận được câu hỏi: "Tôi nên chuyển sang lĩnh vực nào?". Thế nhưng, họ sẽ không bao giờ cho bạn câu trả lời trực tiếp. Thay vào đó, họ sẽ hướng dẫn và cung cấp các công cụ để bạn có thể tự đưa ra quyết định. Không hiểu được chính mình, rất dễ khiến bản thân rơi vào hoang mang và sầu muộn.

Đã từng có một khoảng thời gian ngành tài chính thay đổi và rất nhiều người hoạt động trong ngành này thấy mình không còn phù hợp với công việc nữa. Tuy nhiên, sau khi tiến hành khảo sát, đa phần cảm giác "không còn phù hợp" của các nhân viên kia là giả, họ vẫn đủ khả năng để tiếp tục tiến hành công việc. Vậy tại sao các nhân viên đó lại có suy nghĩ như vậy? Nguyên nhân là do áp lực quá lớn, lo âu quá nhiều nên họ bắt đầu nghi ngờ bản thân mình. Nếu họ không khám phá lại chính mình, khả năng cao là họ sẽ chuyển việc rồi sau đó lại hối hận với quyết định này.

Mỗi lần thay đổi đều như một quá trình lột xác. Nhưng nhiều người từ chối việc hạ cái tôi xuống, chấp nhận sai lầm của mình và ngại việc khó. Họ không muốn thích nghi với thực tế mà muốn thực tế thay đổi theo họ - đây là một điều hoang tưởng. Khi tìm việc, họ sẽ than thở rằng hầu hết các công ty không đối xử tốt với nhân viên, lương thì thấp mà thời gian làm việc thì dài. Họ không muốn làm việc cho ông chủ nào không chiều chuộng họ. Khi được giới thiệu những công việc mới, họ lại thường trốn tránh bằng cách nói rằng công việc này không xứng với họ. Câu cửa miệng của họ sẽ là: "Tại sao tôi lại phải lãng phí thời gian quý giá của mình cho những công việc thu nhập thấp này?".

Kỳ vọng quá cao hay ép bản thân mình quá nhiều cũng khiến cho ta không hài lòng và không kiên trì với bất kì công việc nào. Nếu muốn cân bằng giữa "nỗ lực" và "làm giàu", bạn phải điều chỉnh được mục tiêu theo khả năng của mình. Bạn có thể tự xác định bằng cách tự hỏi: "Mục tiêu có dễ bị lung lay bởi lời người khác không?", "Mục tiêu có phải là điều mình thật lòng muốn không?", và "mục tiêu này có đáp ứng kì vọng của người ngoài không?", điều này rất quan trọng, nó sẽ quyết định tiền lương và thứ bậc xã hội của bạn.

Nếu biết chấp nhận thực tế và hiểu bản thân mình, không sợ thay đổi và có những mục tiêu phù hợp, bạn sẽ khó mà trượt dài vào hố sâu thất nghiệp.

Nguồn Internet


0 comments:

Đăng nhận xét