16 thg 11, 2016

Bí quyết tặng quà cho sếp khéo mà không phô

Dân công sở chia sẽ bí kíp tặng quà cho sếp khéo mà không phô, không thể tránh việc trong khi làm phải tặng quà cho sếp. Dưới đây là cách tặng quà cho sếp khéo mà không phô

1. Tặng quà cho vợ/ người yêu của sếp
Chọn vợ sếp làm đối tượng tặng quà là một cách khôn ngoan. Vợ sếp sẽ rất vui vẻ tiếp nhận món quà và trở thành đồng minh của bạn, đương nhiên, sếp sẽ không muốn trở thành “thù địch” của cả hai người. Trên thực tế, khi bạn tặng quà cho vợ sếp, cho dù ông ấy không muốn nhận quà nhưng khi vợ đã nhận, ông ấy cũng sẽ khó nói lời từ chối.

Hành động tặng quà cho vợ sếp tận dụng được 3 đặc điểm tâm lý, đó là: tâm lý của người vợ yêu chồng; tâm lý thích được tặng quà của phụ nữ; tâm lý tôn trọng nhau của vợ chồng.
Tặng quà cho vợ sếp là cách hay để tranh thủ tình cảm của cả sếp và hậu phương của sếp.

2. “Chỉ lần này thôi”
Theo một khảo sát dành cho những người hiểu biết về cách tặng quà, khi đặt ra câu hỏi: “Lúc đối phương ngại nhận hoặc không dám nhận quà thì họ sẽ làm thế nào?”. Câu trả lời của đại đa số là: “Cách tốt nhất là dùng thái độ chân thành nói với đối phương rằng: chỉ lần này thôi, sếp nhận tấm lòng của em nhé", nghe được câu nói này, đối phương sẽ dễ dàng tiếp nhận món quà “lần này” của bạn hơn.

3. Lấy danh nghĩa của người thứ ba
Trong quan hệ xã giao, chúng ta luôn tồn tại một sự đề phòng đối với đối phương, không ngừng quan sát lời nói hành động của người đó. Tuy nhiên đối với người thứ ba ngoài cuộc thì chúng ta lại tin tưởng hơn, vì vậy lúc tặng quà cũng có thể tận dụng tâm lý này.

Bạn nên lấy danh nghĩa của người thứ ba ra để tặng quà cho sếp.
Một nữ nhân viên muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm chiếu cố của cấp trên dành cho mình, nếu cô ấy lấy danh nghĩa chồng của mình để tặng quà sếp mấy chai rượu thì ông sếp chắc chắn sẽ vui vẻ tiếp nhận. Ngược lại, nếu cô ấy trực tiếp lấy danh nghĩa của mình đi tặng quà thì đối phương có thể sẽ nảy sinh loại tâm lý đề phòng và phản cảm, kiểu như “Cô ta chắc chắn có yêu cầu gì rồi” và phần lớn họ sẽ từ chối nhận quà.

4. Lấy danh nghĩa của “người thế hệ sau”
Một vị sếp làm việc ở một bộ phận quan trọng và rất có quyền lực, nhưng ông ấy lại rất chính trực, chưa từng nhận món quà quý giá nào của người khác. Đối với việc tặng quà cho ông ấy, nếu không phải từ chối thì cũng “hoàn trả tương đương”. Vì vậy những người tặng quà cho ông ấy đa số rất ngượng.

Lấy tấm lòng của người ở bậc con, cháu quan tâm đến người lớn để tặng quà sếp.
Có một nhân viên đến thăm nhà ông ấy và nói: “Thưa sếp, con trai của bác cũng cỡ tuổi cháu. Cậu ấy có một người bố vẫn khỏe mạnh như bác đây thật sự hạnh phúc hơn cháu rất nhiều. Mấy năm trước cháu không ở gần bố, chưa làm tròn chữ hiếu nên khiến bố cháu mắc bệnh nặng. Bác cũng đã hơn 50 tuổi rồi, phải chú ý sức khỏe nhé, nếu không con trai bác chắc chắn sẽ rất buồn đó! Mấy hộp thuốc bổ này xem như một chút hiếu thuận của cháu đối với bác, mong bác nhớ giữ gìn sức khỏe”. Nghe những lời này, vị sếp rất cảm động, sau đó không những nhận món quà của anh nhân viên mà còn có ấn tượng rất sâu sắc về chàng trai trẻ này.

Bạn thấy đó, khi anh nhân viên lấy thân phận con cháu, hy vọng trưởng bối khỏe mạnh để làm lý do tặng quà, đặt mình vào vị trí con trai của vị sếp, từ đó mà cảm động được sếp.

*Về phần quà tặng, tốt nhất là nên tặng đặc sản quê nhà. Bởi đối phương sẽ ngại từ chối; mặt khác có thể gợi lên lòng nhớ quê của đối phương (nếu họ cũng đang xa quê). Việc lấy đặc sản này làm đề tài bắt chuyện còn có thể khiến hai bên tìm được tiếng nói chung và nhanh chóng trở nên thân thiết hơn.

Nguồn sưu tầm

0 comments:

Đăng nhận xét