11 thg 4, 2018

Nếu có những dấu hiệu này, đừng tiếp tục đi làm làm gì nữa

Chọn được công việc phù hợp không phải là điều đơn giản, gắn bó lâu dài cũng như làm công việc này thoải mái lại càng khó hơn thế nhưng đừng ngại ngần nghỉ việc nếu như không thoải mái.
Những ngày mưa và ngày thứ 2 đầu tuần thường là những ngày làm cho tâm trạng hầu hết trong chúng ta trùng xuống . Và nếu bạn thường xuyên cảm thấy xuống tinh thần làm việc, sợ phải thức dậy mỗi buổi sáng hay không tìm được động lực nào để đi làm thì có lẽ công việc hiện tại đã không thể mang lại cho bạn niềm vui thích.

Dưới đây là những dấu hiệu báo động bạn đang cảm thấy không còn hứng thú với công việc hiện tại và đã đến lúc “ nhảy việc”.

1. Bạn thấy cuộc sống này thật buồn chán

Đây có thể là một trường hợp điển hình của công việc lấn sang cả cuộc sống. Nếu bạn không cảm thấy có được những thách thức và động lực tại nơi bạn làm việc thì theo quán tính bạn cũng sẽ cảm thấy tương tự với cuộc sống của mình.

2. Bạn ghét tất cả các đồng nghiệp của mình

Khi công việc hiện tại gần như “nuốt chửng” con người bạn, khiến bạn bắt đầu sinh ra tâm lý từ chối mọi cơ hội giao tiếp với người khác. Bạn đang làm việc với đồng nghiệp của mình một cách miễn cưỡng. Bạn cảm thấy nói chuyện hay hợp tác với mọi người là một việc mệt mỏi, khó khăn, luôn mang theo thái độ cộc cằn, thiếu thiện cảm.

3. Bạn đang mắc kẹt trong những rắc rối và tuyệt vọng
Nhìn từ bên ngoài, mọi việc dường như vẫn ổn. Bạn chỉ cảm thấy mình bị mắc kẹt. Nếu bạn đang cảm thấy bị mắc kẹt, và điều này ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của bạn. Đây có lẽ là thời điểm bạn nên thay đổi mọi thứ.

4. Bạn không ưa sếp của mình
Khi cách làm việc của sếp không làm bạn tâm phục khẩu phục, quan điểm của bạn khác xa với sếp thậm chí là bất đồng quan điểm, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công việc của bạn, niềm vui cũng như thành công của bạn trong công việc. Một công việc bạn có thể hoàn thành một cách tốt nhất nhưng cũng có thể trở thành tồi nhất khi sếp không thừa nhận nó. Nếu bạn không có cách nào khác để thay đổi mối quan hệ này, tốt nhất bạn nên “ra đi” tìm một công việc mới với một “ông sếp” mới.

5. Bạn đánh mất niềm đam mê
Bạn cảm thấy hoàn toàn tê liệt, mất cảm giác với công việc. Bạn không thấy mình còn vui mừng hay hứng thú với bất kỳ dự án nào sắp tới. Nếu bạn không cẩn thận, sự thờ ơ của bạn với công việc sẽ lan sang tất cả các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

6. Bạn sợ phải ra khởi giường mỗi buổi sáng và đi làm


Khi những ngày cuối tuần qua đi, bạn sợ hãi khi nghĩ đến việc phải đến công ty vào sáng hôm sau. Ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một lần hay một giai đoạn ngắn nào đó rơi vào tình trạng chán việc, chán đi làm. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, bạn ghét tất cả những giây phút có mặt tại công ty, đến công ty chỉ là miễn cưỡng thì đó là lúc bạn nên nghĩ về những bước nhảy tiếp theo trong sự nghiệp của mình.


7. Không được trả lương xứng đáng

Công việc của bạn ổn nhưng bạn không được trả lương xứng đáng với những gì mình cống hiến. Bạn muốn được tăng lương ngay bây giờ vì bạn đang phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Nếu bạn vẫn cảm thấy mức lương nhận được không cân xứng với thành quả bạn tạo ta thì đã đến lúc bạn nói với sếp về việc tăng lương hay chuyển sang một công ty đáp ứng được mức lương bạn yêu cầu

8. Bạn không có thời gian dành cho bạn bè hay gia đình

Nếu bạn không cân bằng được cuộc sống và công việc thì thực sự rất đáng lo ngại. Cuộc sống của bạn sẽ thật nhạt nhẽo và buồn tẻ. Nếu bạn thường xuyên phải làm thêm giờ, thậm chí thường xuyên phải check hộp thư đến ở nhà thì bạn đang đối mặt với nguy cơ tổn hại đến mối quan hệ cá nhân.

9. Bạn đang không đựơc đánh giá đúng với năng lực
Bạn luôn cảm thấy như khả năng của bạn không được khai thác, tài năng của bạn được sử dụng không đúng mức. Ý kiến của bạn không được lắng nghe. Nếu bạn chưa bao giờ được thừa nhận, hãy đề nghị sếp thừa nhận những nỗ lực đó bằng những chế độ lương thưởng cụ thể. Nếu họ cố tình “lờ” đi những đóng góp của bạn, đó là lúc bạn cần cho họ cảm thấy tiếc nuối vì đã không có biện pháp giữ một nhân viên tài năng.

10. Bạn cảm thấy kiệt sức

Bạn đang quá mệt mỏi căng thẳng, gần như là kiệt sức. Bạn có quá nhiều việc phải làm trong khi không có đủ sự giúp đỡ thoả đáng. Các chuyên gia không khuyên bạn từ bỏ công việc khi tình trạng này chỉ diễn ra thi thoảng. Nhưng nếu công ty “bóc lột” sức lao động của bạn quá sức bằng những dự án và báo cáo liên miên khiến bạn cảm thấy gần như là kiệt sức, hãy bảo vệ chính mình bằng việc tìm đến một môi trường làm việc tích cực hơn.

11. Bạn không thể tập trung

Bạn ngồi xuống bàn làm việc, sẵn sàng để làm việc. Vài giờ sau đó, bạn nhận ra rằng bạn chẳng hoàn thành được gì việc gì cả. Tất cả các bạn làm là lướt web, truy cập mạng xã hội, liếc nhìn đồng hồ, “ tám” chuyện với bạn đồng nghiệp. Hầu hết chúng ta ai cũng bị phân tâm đôi chút nhưng bạn thường xuyên mất tập trung thì có lẽ công việc hiện tại không phù hợp với bạn.

12. Bạn thường cảm thấy bị ốm
Nếu bạn thường bị đau đầu, đau bụng, mệt mỏi không rõ nguyên do, hãy cân nhắc tới yếu tố tâm lý. Có lẽ bạn đang không còn hứng thứ với công việc hiện tại.

13. Bạn đang quan tâm nhiều hơn công việc của bạn bè
Bạn đang dành quá nhiều thời gian cho việc xem xét profile của bạn bè, so sánh công việc của mình và bạn bè. Khi đó bạn rất dễ rơi vào cảm giác ghen tị. Bạn cảm thấy lo sợ công việc của bạn kém hơn và cảm thấy bạn đang bỏ lỡ những cơ hội tốt hơn.

14. Thời gian như ngừng trôi


Nếu bạn cảm thấy buồn chán trong công việc thì khi đó bạn sẽ có cảm giác thời gian như bị đóng băng lại.


15. Bạn luôn phàn nàn về công việc

Nếu cuộc nói chuyện của bạn với đồng nghiệp chỉ toàn những lời phàn nàn, hay như việc bước vào cửa công ty khiến bạn cảm thấy bực dọc, khó chịu thì đã đến lúc cân nhắc thay đổi. Những cảm xúc như vậy có thể dẫn đến những rối loạn liên quan tới stress.

16. Luôn giữ cái nhìn tiêu cực
Khi tâm trạng bạn không tốt, bạn sẽ luôn có cái nhìn tiêu cực. Thậm chí, một ngày tại nơi làm việc có 9 điều tốt đẹp diễn ra nhưng bạn không quan tâm mà chỉ tập trung vào một điều tồi tệ nhất.

17. Bạn mắc phải “ hội chứng sợ chủ nhật”
Dĩ nhiên, hầu hết trong số chúng ta đều trải qua sự sợ hãi vào mỗi tối chủ nhật – đặc biệt là sau khi được trải nghiệm một cuối tuần thực sự vui vẻ hay bạn đang có một tuần mới siêu bận rộn chờ đợi phía trước. Khi bất mãn và không còn hứng thú làm việc nữa, bạn sẽ trở nên lo lắng thái quá, cảm thấy lúng túng không biết làm gì trong buổi tối chủ nhật sắp trôi qua.

18. Bạn dễ nóng giận

Khi công việc trở thành cực hình, bạn sẽ thấy sự nhẫn nại của mình cũng kém đi nhiều. Một cuộc gọi cho đồng nghiệp không được hay buổi hẹn gặp gỡ khách hàng bị trễ vài phút cũng khiến bạn dễ dàng nóng giận. Hay thậm chí chỉ cần bạn đồng nghiệp của bạn nhai kẹo to chút thôi cũng khiến bạn “ nổi điên”lên.


Tồi tệ hơn là bạn có thể mang theo sự cáu kỉnh, bực dọc đó về nhà và làm căng thẳng mối quan hê với bạn bè và gia đình.


Nguồn Tri Thức Trẻ - Cảm xúc của Blogger

0 comments:

Đăng nhận xét