7 thg 7, 2020

Giao dịch chứng khoán chiều 7/7: Áp lực bán gia tăng, VN-Index suýt mất điểm

Lực bán bất ngờ gia tăng trong phiên chiều khiến VN-Index thoái lui và suýt mất điểm nếu không nhờ sự nâng đỡ của một số mã bluechip.

Sau chuỗi ngày giao dịch khá ảm đạm trong nửa cuối tháng 6, thị trường đã tích cực hơn kể từ đầu tháng 7. Việc nhiều mã cổ phiếu rơi về vùng giá thấp đã kích thích dòng tiền chảy mạnh trở lại, giúp thị giá nhiều nhóm cổ phiếu cải thiện và kéo thị trường tăng điểm. Phiên tăng ngày 6/7 là một minh chứng, dòng tiền lớn trở lại giúp VN-Index tăng mạnh cả về thanh khoản lẫn điểm số.

Dư âm từ phiên tăng này tiếp tục tác động tích cực trong phiên sáng nay khi có thời điểm VN-Index tăng gần 11 điểm để vượt qua ngưỡng 870 điểm, thanh khoản mạnh với hơn 3.300 tỷ đồng đổ vào thị trường.

Tại ngưỡng cản mạnh này, sức ép đã gia tăng khiến VN-Index không chỉ thoái lui trong thời gian cuối phiên sáng, mà cả trong phiên chiều. Dẫu vậy, nhờ sự ổn định của dòng tiền cũng như lực đỡ từ nhóm bluechips, VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh, qua đó ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp với thanh khoản cao hơn 57.000 tỷ đồng.

Đóng cửa, với 185 mã tăng và 192 mã giảm, VN-Index tăng 2,26 điểm (+0,26%) lên 863,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 331 triệu đơn vị, giá trị 5.716,59 tỷ đồng, tăng 54% về khối lượng và 37% về giá trị so với phiên 6/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 46,4 triệu đơn vị, giá trị 1.159,3 tỷ đồng.

Trong rổ VN30, mã HPG giao dịch ấn tượng ấn tượng nhất với mức thanh khoản rất cao hơn 28 triệu đơn vị, đứng đầu rổ và tăng 2,7% lên 28.350 đồng. Đà tăng của HPG ổn định trong suốt phiên và chỉ lùi nhẹ trong thời gian cuối phiên chiều.

Cùng HPG hỗ trợ đáng kể cho chỉ số còn có SAB (+2,5%), CTG (+1,7%), VRE (+,3%), FPT (+1,4%)… CTD tiếp tục tăng khá tích cực +1,9% lên 79.700 đồng sau khi Chủ tịch Nguyễn Bá Dương đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu.

Ngược lại, các mã MSN, VIC, POW, VPB, REE, STB… cùng giảm điểm, song mức giảm không mạnh . Trong đó, STB khớp lệnh 8,9 triệu đơn vị, chỉ đứng sau HPG, giảm 0,9% về 11.500 đồng.

Tại nhóm cổ phiếu thị trường, áp lực chốt lời gia tăng khiến đa phần nhóm này giảm điểm và gây sức ép khá lớn lên chỉ số. Các mã nóng như FLC, HSG, HQC, HAG, HBC, ROS, DXG, ITA, AMD, HAI, DLG, LDG… đồng loạt giảm điểm.

Trong đó, thanh khoản cao chỉ tập trung tại một số mã là FLC, HSG, HQC, HAG và ROS. FLC khớp lệnh 37,5 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE, giảm 6% về 3.460 đồng. HSG khớp lệnh hơn 14 triệu đơn vị, đứng thứ 3 và giảm 0,8% về 11.800 đồng.

TNI giảm kịch biên độ (-7%) về 4.700 đồng, qua đó ngắt chuỗi tăng liên tục ở con số 5, trong đó có 3 phiên trần, khớp lệnh 6,9 triệu đơn vị. Toàn sàn có 7 mã giảm sàn.

Ngược lại, MHC và SJF giữ vững sắc tím ở mức giá 6.070 đồng và 2.300 đồng, khớp lệnh 1,99 triệu và 1,33 triệu đơn vị. Toàn sàn có 11 mã tăng trần.

Trên sàn HNX, diễn biến khá tương đồng với HOSE khi đà cũng hạ dần độ cao trong phiên chiều, song mức độ giằng co mạnh hơn hẳn, thanh khoản cũng tăng chậm hơn.

Đóng cửa, với 76 mã tăng và 67 mã giảm, HNX-Index tăng 0,64,15 điểm (+0,56%) lên 113,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 36,38 triệu đơn vị, giá trị 371,21 tỷ đồng, tăng 16% về khối lượng và 12% về giá trị so với phiên 6/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 25,4 tỷ đồng.

Việc nhiều mã lớn còn tăng điểm đã giúp HNX-Index trụ vững khi sức ép gia tăng, có thể kể đến ACB +0,4% lên 23.700 đồng, SHB +1,6% lên 13.100 đồng, SHS +0,8% lên 12.800 đồng…, NVB +1,1% lên 9.000 đồng… hay VCS +0,3%, PVI +1%, LHC +2,8%...

Trong khi đó, các mã PVS, HUT, TVC… đứng giá, còn VCG, TNG, NDN, DGC… giảm điểm.

PVS dẫn đầu thanh khoản với 3,39 triệu đơn vị. Các mã HUT, NVB, SHB và ACB khớp từ 2,3-2,7 triệu đơn vị, còn SHS, ART, CEO và MBG khớp 1-1,7 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, sắc xanh đầu phiên nhanh chóng nhường chỗ cho sắc đỏ trong thời gian còn lại của phiên. Đà giảm của thị trường này đã tăng dần trong phiên chiều và kết phiên ở mức thấp nhất ngày.

Đóng cửa, với 83 mã tăng và 69 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,22%) về 56,35 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 15,82 triệu đơn vị, giá trị 204,33 tỷ đồng, tăng 25% về khối lượng và 27% về giá trị so với phiên 6/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4 triệu đơn vị, giá trị 51,3 tỷ đồng.

Hai mã lớn và có thanh khoản cao nhất là LPB và BSR với 2,85 triệu và 1,48 triệu đơn vị khớp lệnh đều đứng giá tham chiếu, lần lượt là 8.500 đồng và 7.000 đồng. Tương tự, nhiều mã lớn khác cũng đứng giá như OIL, DVN, HND, TVN, LTG, MPC, MSR, KLB…

Trong khi đó, các mã VEA, ACV, VRG, CTR, VOC… giảm điểm. Không nhiều mã lớn còn tăng như MCH, KDF, QNS, VIB…

Ngoài LPB và BSR, không còn mã nào đạt mức khớp tới 1 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, chỉ 1 hợp đồng tăng là VN30F2012 là tăng, còn lại 3 hợp đồng khác đều giảm. Trong đó, hợp đồng VN30F2007 đáo hạn ngày 16/7 giảm 0,54% về 794 điểm với 192.970 hợp đồng được chuyển nhượng, cao nhất nhóm, khối lượng mở 26.203 hợp đồng.

Trên thị trường chứng quyền, sắc xanh chiếm ưu thế với 38 mã tăng, 25 mã giảm (1 mã giảm sàn), 7 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là CHPG2002 với 558.060 đơn vị được giao dịch, đóng cửa tăng 8,72% lên 1.870 đồng.

Nguồn Tin Nhanh Chứng Khoán

0 comments:

Đăng nhận xét