22 thg 10, 2019

Thị trường ngách là gì? 5 cách tìm ngách siêu tốt để kinh doanh hoặc kiếm tiền online

Sai lầm lớn nhất của các công ty kinh doanh online khi mới bắt đầu khởi nghiệp đó là nhắm đến thị trường quá rộng. Các doanh nghiệp internet thành công là nhờ vào việc xác định được phân khúc nhỏ nhưng tiềm năng và tập trung toàn bộ nguồn lực vào thị trường ngách này.

Thị trường ngách là gì?
Định nghĩa của thị trường ngách (niche market) là một phân đoạn nhỏ của thị trường mà bạn đặt mục tiêu vào một nhóm khách hàng riêng biệt. Chúng ta không tập trung vào phân khúc của toàn bộ thị trường mà tập trung vào một phân đoạn chuyên biệt.

Ví dụ cụ thể về thị trường ngách

Áp dụng khái niệm ở trên tôi sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể về thị trường ngách để bạn có thể dễ hiểu hơn như sau:

Như bạn đã biết thị trường kinh doanh điện thoại hiện nay rất cạnh tranh có rất nhiều ông lớn đang tham gia kinh doanh mặt hàng này điển hình như: thế giới di động, FPT shop, hncomputer… Bạn thử nghĩ xem nếu bạn cũng tham gia kinh doanh mặt hàng này thì liệu có đánh bại được các đối thủ nặng ký kể trên không, chắc chắn là tỷ lệ thành công rất thấp, và dù có thành công cũng khiến bạn mất rất nhiều thời gian và tài chính.

Vậy giải pháp ở đây là gì? Đó chính là bạn cần phải tìm ra những thị trường ngách để chen chân vào, tôi sẽ lấy ví dụ về 1 số thị trường ngách cho ngành máy tính, laptop để bạn dễ hiểu như: Bạn có thể kinh doanh máy tính, laptop cũ hoặc xách tay cũng khá HOT lại ít đối thủ cạnh tranh nặng ký hơn rất nhiều, hoặc nếu bạn ít vốn có thể kinh doanh mặt hàng là phụ kiện máy tính, laptop hay phụ kiện chơi game cũng khá hợp lý phải không nào.

Vì sao ‘ngách’ lại quan trọng?
Khá nhiều bạn mới tập tành làm website kiếm tiền, kinh doanh online đâm đầu vào những chủ đề như: Tài chính, du lịch, làm đẹp, đồ gia dụng, xe cộ, ẩm thực,…

Và tạch tạch tạch tạch….

Làm 1 thời gian thấy bản thân cực kỳ nhỏ bé, không thể nào vượt qua những website hiện tại. Hoặc cảm thấy quá nhiều thứ để làm và bị ngợp, không biết làm gì tiếp theo cho hợp lý.

Lý do rõ ràng, những bạn ấy đang đâm đầu vào thị trường rộng lớn, nơi có hàng đống ‘ông lớn’ dư tiền và các startup chuyên nghiệp đang cố gắng để bon chen.

Đó hoàn toàn không phải ‘ngách’. Thị trường ngách là những chủ đề phải cụ thể hơn.

Nếu nói ‘market’ là những con đường quốc lộ thì ngách là những con hẻm nhỏ. Ngày trước, khi con đường quóc lộ rộng lớn còn ít người đi thì ai cũng đi nhanh & đi xa được.

Tuy nhiên sau 1 thời gian, số người lao vào con đường này càng đông, đông theo cấp số nhân, có cả xe hơi, xe tải các kiểu, thì thời đại của kẹt xe đã đến.

Thay vì cực khổ lao vào thì nhiều người chọn đi những con đường hẻm, tuy nó bé hơn, nhưng nói chung là dễ đi hơn & đến đích nhanh hơn.

Trong marketing để kiếm tiền hay kinh doanh. Bằng việc chọn 1 thị trường ngách, về cơ bản bạn sẽ có được 6 thế mạnh sau:

  • Giảm cạnh tranh, tránh né được những đối thủ nặng ký.
  • Ngân sách để triển khai thấp hơn so với việc đâm đầu vào thị trường rộng lớn.
  • Ấn tượng hơn trong mắt khách hàng, vì nó mang tính chất cụ thể hơn.
  • Áp dụng tốt nếu bạn muốn cá nhân hóa nội dung.
  • Dễ mang tính chất chuyên môn hơn, vì bạn có thời gian để đào sâu về ngách đó.
  • Thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó bạn sẽ tự biết được nên cải thiện như nào để hài lòng thượng đế.
Những người mới bắt đầu thường rất yếu về kiến thức, nguồn lực, tài chính,…

Vì vậy thị trường ngách là bước đi vô cùng phù hợp. Đặc biệt theo như mình phân tích thì thị trường ngách ở Việt Nam đang còn rất ít cạnh tranh.

Phải biết nghiên cứu từ khóa khi tìm ngách.
Trước khi đi vào hướng dẫn bạn tìm ngách, thì bắt buộc bạn phải biết nghiên cứu từ khóa.

Mục đích chính là để có số liệu & hiểu rõ:
Ngách bạn tìm có tiềm năng hay không, đang phát triển hay đi lùi?
Các sản phẩm trong ngách của bạn có nhiều người quan tâm hay không?
Nếu kết hợp được yếu tố nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ có được sự đảm bảo từ số liệu. Một ngách ngon không bao giờ dừng lại bằng việc tưởng tượng của bạn, mà phải có những con số thực tế.

Ở bài viết kinh nghiệm kinh doanh online, mình đã đưa ra rất nhiều ví dụ cụ thể về việc thăm dò thị trường bằng công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí Keyword Planner. Hãy chắc chắn đọc hết bài này, vì đó là 1 bài kết hợp nhiều kinh nghiệm cơ bản mà mỗi cá nhân nên có.

Còn hướng dẫn nghiên cứu từ khóa & cách nhận định từ khóa, mình đã có 1 hướng dẫn bằng video ở đây. Ở trong bài này mình sẽ không trình bày lại.

Những kỹ năng cơ bản này là bắt buộc vì bạn phải thực hành song song khi tìm ngách, hãy đảm bảo thành thục trước khi tiếp tục nhé.

Okay giờ mình sẽ bắt đầu đi vào hướng dẫn chi tiết cho bạn hàng loạt cách tìm ngách mà đảm bảo được độ hiệu quả.

5 cách giúp bạn tìm ngách & các ví dụ cụ thể cho từng trường hợp

Cách 1: Tìm trên trang TMĐT. Amazon, Lazada, Aliexpress, Shopee, Tiki hay Adayroi là những website TMDT hàng đầu mà hầu như ai cũng nghe tới.

Đứng sau họ là những con người có trình độ chuyên môn rất cao. Vì vậy từ cách sắp xếp bố cục cho trang web, họ sẽ làm 1 cách nào đó cho người dùng có thể tìm danh mục 1 cách dễ dàng nhất.

Chẳng hạn như:

Ở ảnh này bạn sẽ thấy:
Market (Thị trường lớn): Đồ gia dụng
Sub-Market (Thị trường nhỏ): Đồ nội thất
Niche (Thị trường ngách): Nội thất bếp/phòng ăn

Chưa cần tìm kiếm thì ai cũng định hình được nội thất bếp là thị trường ngách tiềm năng (Bởi vì ai cũng cần), và có rất nhiều sản phẩm ở thị trường này.

Tuy nhiên như mình đã đề cập, đừng dừng lại ở việc định hình trong đầu. Hãy sử dụng data sẵn có của Google.

Mình research đơn giản về các sản phẩm “tủ bếp” thôi đã hơn 100k truy vấn mỗi tháng:

Vì vậy nếu bạn xác định kinh doanh, hay xây dựng website kiếm tiền về thị trường này, đừng bao giờ chọn chủ đề là “hàng gia dụng” hay “đồ nội thất”, mà thứ mà bạn phải chọn nên là:

Nội thất cho bếp
Nội thất phòng cho trẻ em
Nội thất phòng làm việc
Nội thất phòng ngủ
Nội thất nhà tắm.
….

Khi nào bạn đã kiếm ra tiền với ngách nhỏ nào đó và có đủ nguồn vốn, nguồn lực để scale lớn lên thì bạn sẽ phát triển sang những ngách tương tự cùng 1 thị trường.

Chẳng hạn bạn bắt đầu với ngách “nội thất phòng làm việc” và 6 tháng sau bạn có thu nhập rất tốt với ngách này, thì bạn có thể phát triển ra “nội thất phòng ngủ”chẳng hạn.

Ở thị trường quốc tế, người ta đã đi vào xây dựng thị trường “siêu ngách”, chẳng hạn như trường hợp trên người ta sẽ không chọn “nội thất phòng ngủ” để triển khai, mà họ sẽ làm ngách chỉ “giường ngủ”, “nệm ngủ” “đèn ngủ”.

Tức là sản phẩm sẽ là ngách luôn. Mattres Review là 1 ví dụ như thế.

Nhưng với cạnh tranh ở thị trường Việt Nam thì bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để triển khai 1 ngách nhỏ, chứ không cần đi sâu như quốc tế. Trừ những trường hợp sản phẩm có nhu cầu rất cao thì có thể làm tương tự.

Với cách tìm ngách này, bạn có thể áp dụng ở bất cứ trang thương mại điện tử nào.

Cách 2: Tìm ngách dựa vào thế mạnh hoặc sở thích.
Nếu bạn có 1 thế mạnh ở 1 lĩnh vực bất kỳ, thậm chí là khá giỏi về nó. Đó là điều đáng mừng, bởi vì bạn có thể “thương mại hóa” những kiến thức của bản thân.

Chẳng hạn bạn có kiến thức rất tốt về “phần cứng máy tính”, bạn có thể tìm ngách xoay quanh lĩnh vực này.

Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng. Máy tính là 1 lĩnh vực rất phổ biến và có rất nhiều sinh viên chuyên ngành ra trường mỗi năm, nên bạn cần phải tìm những ngách chuyên sâu hơn.

Bạn có thể tìm ngách “phần cứng máy tính” để làm. Tuy nhiên, để an toàn thì bạn cần những thứ cụ thể hơn nữa như:

Ổ cứng SSD: Trên 50k truy vấn mỗi tháng
Tai nghe máy tính: Trên 50k truy vấn mỗi tháng
Máy tính chuyên dụng cho chơi game: Cách tự mua và lắp ráp.
….
Pc Gaming Builds là 1 trang web ví dụ về trường hợp này.

Điều cốt lõi mình muốn nhấn mạnh ở đây là: Nếu bạn có thể mạnh ở lĩnh vực bạn đang làm, bạn có thể phát triển business của bạn nhanh & chính xác hơn những người khác.

Bạn có tiềm năng trở thành 1 trong những “expert” trong ngách mà bạn đang làm – Mà đây sẽ là xu hướng marketing của tương lai.

Chẳng hạn hiện tại, việc build máy tính pc hầu như toàn shop có kinh doanh máy tính hướng dẫn.

Mà nội dung của những shop này hầu như toàn của những nhân sự của họ biên soạn lại. Xu hướng sẽ dần chuyển đổi, người tìm kiếm sẽ dần dần tin vào những con người có kiến thức tầm cao trong lĩnh vực chia sẻ.

Và họ cần những kinh nghiệm chuyên sâu hơn. Nếu bạn có kiến thức về lĩnh vực đó, bạn sẽ có thể xây dựng được những nội dung mà độc giả cần, chứ không phải gom nhặt từ tổng hợp từ các nguồn.

Trường hợp bạn chẳng có thế mạnh gì, thì lúc này “sở thích” sẽ quyết định sự ưu tiên. Bạn có thể hình dung xem bạn thích thú với lĩnh vực gì?

Để sau này, bạn tìm hiểu về lĩnh vực đó, ít nhất bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán.

Tuy nhiên, bắt buộc trong lĩnh vực của bạn phải có rất nhiều thứ để thương mại hóa nó.

Chẳng hạn bạn thích nghe nhạc, chủ đề này thiên về giải trí chứ tính thương mại hóa cho cá nhân có thể kiếm tiền hầu như là không có.

Còn ví dụ bạn thích đá bóng, sẽ có những thị trường ngách như: Thời trang đá bóng, giày chuyên dụng đá bóng,…

Nhưng luôn nghiên cứu từ khóa & độ khó trước. Mình chỉ ví dụ để bạn hình dung, còn thị trường trên mình không đảm bảo được độ khó của nó, theo cảm nhận của mình thì nó khá cạnh tranh.

Cách 3: Chọn ở affiliate network.
Các bạn đang kiếm tiền với affiliate marketing có thể chọn cách này. (Mà thậm chí những người kinh doanh cũng có thể làm)

Tức là bạn đang định quảng bá sản phẩm nào, thì hãy tìm thị trường ngách của sản phẩm đó & nghiên cứu về tiềm năng, độ khó.

Giả dụ như bạn có tài khoản ở Accesstrade, network về affiliate lớn nhất ở Việt Nam hiện tại. Bạn có thể tìm được các chiến dịch đang chạy trên này, ví dụ như:


Thì ở đây, “máy lọc nước” sẽ chính là 1 ngách. Thực tế đây là 1 loại sản phẩm phục vụ cuộc sống, tuy nhiên sản phẩm này có nhu cầu rất lớn nên bạn có thể lấy sản phẩm là ngách luôn:

Ví dụ khác, tại Adflex CPO, 1 platform affiliate marketing với hoa hồng khá cao, có 1 số chiến dịch như:

Thì ngách ở đây chính là “hạ mỡ máu”, 1 ngách mà nếu bạn xây dựng sẽ mang lại nhiều giá trị cho xã hội cũng như có nhiều sản phẩm để thương mại hóa nó.

Lượng quan tâm cũng rất lớn:

Cách 4: Tìm ngách từ trend trên Aliexpress
Spy luôn là cách mà mình muốn bạn luôn phải làm ở bất cứ công đoạn nào. Bắt đầu bằng việc tìm ngách cũng vậy.

Với cách này, mình khuyên bạn tìm ở những trang TMĐT, đặc biệt là những trang TMĐT quốc tế (Vì nhiều khi bạn sẽ tìm được những sản phẩm rất hay & mới lạ).

Và nền tảng mà mình chọn để Spy là Aliexpress, vì ở đây có hầu hết các sản phẩm quen thuộc ở thị trường Việt Nam, và thỉnh thoảng có những sản phẩm rất “trend” có thể bám theo xu hướng.

Để spy xem trên Aliexpress có những sản phẩm gì đang là xu hướng, mình sử dụng Thieve.co, đây là 1 công cụ hoàn toàn free. Bạn có thể đăng ký mở 1 tài khoản.

Sau đó bạn vào mục Trending

Mình đã nghiên cứu qua, những sản phẩm được hiển thị trên mục này đều có nhu cầu rất lớn, đều phù hợp nếu bạn kinh doanh online hay làm affiliate marketing.

Và thỉnh thoảng lại xuất hiện những sản phẩm rất lạ với 1 nhu câu lớn nào đó, rất phù hợp cho những ai muốn làm theo trends.

Hoặc bạn có thể chuyển qua tab Most Popular để tìm những sản phẩm bán siêu tốt trên Aliexpress

Từ đó bạn có thể chọn ngách dựa trên sản phẩm 1 cách dễ dàng.

Ví dụ mình tìm được chiếc đồng hồ báo thức khá đẹp để trang trí & đo nhiệt độ sau đang được bán khá chạy:

Và khi tìm hiểu thị trường thì thấy rằng đây là ngách đang phát triển với tốc độ nhanh, và bạn có thể tận dụng để xây dựng ngay từ bây giờ:

Bằng cách này, bạn sẽ tìm được rất nhiều ngách và ít nhất là bạn sẽ biết được rằng ngách bạn chuẩn bị làm đang có nhu cầu cao & những sản phẩm liên quan đang bán tốt trên các trang TMĐT.

Bạn có thể làm tương tự với những trang TMĐT khác, tuy nhiên mình chỉ dùng Aliexpress là đã đủ rồi.

3. Tìm thị trường ngách qua công cụ tìm kiềm Google
Google có nhiều công cụ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về xu hướng tìm kiếm trên Internet. Bạn có thể sử dụng các xu hướng tìm kiếm này để lấy ý tưởng cho thị trường ngách bạn hướng đến.

Đề xuất tự động của Google
Một cách để tìm những thị trường ngách là sử dụng những tính năng đề xuất tự động của Google. Đây là một cách tuyệt vời để thu thập dữ liệu mà mọi người hay tìm kiếm trên Google. Khi bạn gõ từ khóa tìm kiếm, Google sẽ tự động đưa ra những từ khóa phổ biến khác đã được mọi người tìm kiếm trước đây.

Ví dụ: Khi mình tìm kiếm từ khóa “đồ chơi cho bé”, google sẽ tự đưa ra một vài đề xuất cho mình như “đồ chơi cho bé trai”, “đồ chơi cho bé gái”, “đồ chơi cho trẻ sơ sinh”…

Điều này cho mình biết rằng đây là những điều phổ biến mà mọi người tìm kiếm và cũng là cách để mình có thêm những ý tưởng để khám phá.

Chú ý: Điều mình hướng dẫn ở đây là giúp bạn tìm cho bạn MỘT LOẠI mặt hàng để bán chứ không phải một sản phẩm cụ thể và mô hình sản phẩm cụ thể vì chỉ có bản thân bạn mới hiểu sản phẩm cụ thể nào mới phù hợp chính xác với bạn.

Google Keyword Planner
Google Keyword Planer là công cụ tuyệt vời cho việc tìm kiếm những sản phẩm hot. Đây là công cụ sử dụng cho những người quảng cáo đang dùng nền tảng Adsense của Google và đây cũng là công cụ ưa thích nhất của mình.

Công cụ Google Keyword Planner cho thấy những điều sau:

Có bao nhiêu người tìm kiếm một từ khóa hoặc một cụm từ khóa giống bạn đang tìm kiếm như “đồ chơi cho bé”.

Các từ khóa hay cụm từ khóa liên quan cũng có bao nhiêu người tìm kiếm hàng tháng.

Mức độ cạnh tranh cho người quảng cáo trên từ khóa hay cụm từ khóa này. Mức độ cạnh tranh cao có nghĩa là nhiều đối thủ cạnh tranh cũng muốn quảng cáo từ khóa này. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh cao hay thấp không phải yếu tố đưa ra quyết định thị trường ngách bạn tìm kiếm có phù hợp hay không vì luôn có cách tiếp thị đến thị trường khách hàng tiềm năng mà. (ví dụ Facebook Ads hay Instagram và các mạng xã hội khác…).

Thông qua việc sử dụng Google Keyword Planner, bạn có thể xác định những ý tưởng phù hợp cho sản phẩm và thị trường ngách bạn hướng đến. Bạn cũng có thể nhận thấy mức độ phổ biến của sản phẩm trên thị trường và mức độ cạnh tranh của đối thủ để dự đoán sinh lời từ thị trường ngách này.

Google Trends
Google Trends sẽ giúp bạn biết được tần suất của từ khóa được tìm kiếm theo thời gian. Sử dụng công cụ Google Trends bạn có thể kiểm tra được loại mặt hàng bạn định bán có thuộc nhóm sản phẩm theo mùa hay không (nhìn trên biểu đồ nếu thấy có sự thay đổi lớn tại các thời điểm trong năm) hoặc kiểm tra lượng tìm kiếm từ khóa tăng giảm như thế nào.

Google Trends cho thấy thời điểm được qua tâm về mặt hàng “áo khoác nam” nhiều nhất vào tháng 12. Vào đợt này cũng là đợt lạnh nhất trong năm và vào dịp Giáng Sinh. Điều này cho thấy thời gian kiếm tiền tốt nhất cho laoij sản phẩm “áo khoác nam” là vào dịp cuối năm.

Lời khuyên cuối cùng cho bạn.
Mình khẳng định lại, ở Việt Nam việc tận dụng thị trường ngách hầu như chưa có nhiều, mình thấy nhiều người toàn đâm đầu vào thị trường rộng.

Vì vậy nếu tận dụng vào thời điểm này, trong khoảng vài tháng bạn sẽ gặt hái được thành quả nếu bạn chịu làm có tâm, đầu tư cho nó cũng như đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu.

Việc chọn thị trường ngách là bước quan trọng, nhưng nó chỉ mới khởi đầu. Việc bạn thành công hay không còn phụ thuộc vào cách mà bạn triển khai ngách đó như thế nào. Từ nội dung đến cách marketing.

Hãy bắt đâu xây dựng những nội dung chất lượng cho ngách của bạn để đi đầu trong ngách đó.

Thậm chí sau này bạn không kinh doanh ngách bạn đã làm nữa thì bạn có thể hoàn toàn bán lại trang web với giá cao cho những cá nhân/doanh nghiệp đang cần.

Và đừng quên chọn những sản phẩm “đủ tử tế” để có thể tồn tại, vì xu hướng kinh doanh vẫn là xây dựng thương hiệu, đừng để những sản phẩm nhỏ lẻ kém chất lượng làm tổn hại đến thương hiệu của bạn.

Hoặc nếu bạn không có đủ vốn, nguồn lực để tự kinh doanh online, bạn hoàn toàn có thể dành thời gian tập kinh doanh không cần vốn với hình thức affiliate marketing.

Nếu có câu hỏi nào liên quan đến tìm ngách, hãy hỏi mình dưới phần bình luận.

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét