19 thg 12, 2019

Định luật người nghèo: Những người nghèo thực sự, thường luôn tự giam mình trong 3 việc làm vô nghĩa, nếu không muốn bần hàn suốt đời thì hãy mau thay đổi!

Người khác nghĩ bạn thế nào, là do người khác quyết định. Nhưng bạn muốn trở thành người thế nào, là do bạn quyết định.

Lung Ying-tai - nhà tiểu luận, nhà phê bình văn hóa Đài Loan - từng viết trong một cuốn sách rằng:

"Con ngoan, mẹ yêu cầu con phải cố gắng học hành chăm chỉ, không phải vì muốn con so sánh thành tích với người khác, mà vì mẹ hi vọng trong tương lai con sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn. Con có thể lựa chọn một công việc có ý nghĩa với con, mà không phải vì kiếm sống nên"bị" công việc lựa chọn".

Trong cuộc sống, có vô số người đang liều mạng làm việc, họ vì đồng tiền thậm chí có thể bán cả mạng sống của mình. "Vụ 39 người Việt tử vong ở Anh" đầy thương tâm vẫn còn đọng lại trong kí ức mỗi người. Bởi vì muốn đổi đời, họ chấp nhận rủi ro, dù phải đánh đổi cả mạng sống.

Shakespeare cũng từng thẳng thắn nói rằng: "Xã hội này rất thực tế, bản chất con người lại càng thực tế hơn."

Một khi chúng ta nghèo, chúng ta sẽ bị hạn chế rất nhiều điều, ít cơ hội, ít lựa chọn hơn. Đứng ở vạch xuất phát xa hơn, phải nỗ lực hơn, vất vả hơn, gặp nhiều khó khăn hơn.

Trên thực tế, những người sinh ra nghèo, chưa chắc đã nghèo suốt đời. Nếu họ có tư duy riêng, có nghị lực, ước mơ, và nỗ lực bền bỉ, họ vẫn có thể vượt qua cái nghèo.

Ngược lại, có một số người, bởi vì có thói quen làm 3 việc vô nghĩa sau mà biến mình trở thành một người nghèo thực sự:

1. Lãng phí thời gian, không biết cách quản lý thời gian


"Thời gian là tiền bạc." - Quãng thời gian mà bạn lãng phí, chính là số tiền vô hình mà bạn mất đi.

Trì hoãn
Nếu ai đang mắc "căn bệnh trì hoãn" thì hãy mau thay đổi. Trì hoãn cũng là một dạng thụ động. Nếu lúc nào bạn cũng giao quyền chủ động vào tay người khác, kết quả nhận được tất nhiên sẽ kém hơn.

Lãng phí thời gian
Đừng nghĩ rằng chỉ có mê chơi game, thích cày phim, lướt web mới là lãng phí thời gian. Còn bạn làm việc 24/24 giờ là chăm chỉ. Nếu nỗ lực mù quáng, không mục đích, không kế hoạch, cũng chỉ là đang lãng phí thời gian vô ích.

Thứ công bằng nhất với từng người chính là thời gian, bởi vì ai cũng chỉ có 24 tiếng trong một ngày. Thế nên, cách bạn tận dụng thời gian thế nào, sẽ phản ánh cuộc đời và con người bạn như thế.

Đối với những người "nghèo thực sự", lãng phí thời gian đã trở thành thói quen của họ.

2. Thích những mối quan hệ, những cuộc xã giao vô dụng


Trong lớp đại học của tôi lúc trước, có một cô bạn gia cảnh khó khăn nhưng lại rất thích làm quen, đi chơi với "hội đại gia" trong trường.

Bạn nghĩ "hội đại gia" sẽ bỏ tiền ra khao cô ấy ư? Không có đâu!

"Hội đại gia" đều là con nhà có tiền, đêm nào cũng đi quán bar, chơi bài hoặc ăn uống đâu đó ở những nơi sang trọng. Mỗi lần cô bạn kia muốn đi chơi với họ, đều phải miệt mài, ra sức đi làm thêm đủ nơi, thậm chí còn mượn tiền cha mẹ, người quen, bạn bè, dùng cả tiền học phí để theo đuổi cái việc mà người khác cho là "đua đòi" này.

Vài người bạn cùng hoàn cảnh từng khuyên cô ấy không nên làm thế nữa. Nhưng cô ấy bảo, chơi với bọn họ mới thể hiện được "đẳng cấp". Sau này, có việc gì, cô ấy có thể dựa trên mối quan hệ với mấy người kia mà nhờ giúp đỡ, nói không chừng sau này khi ra trường còn được giới thiệu vào làm quản lý cho công ty chi nhánh nhà họ nữa.

Vậy kết quả thế nào? Hãy kiên nhẫn xem tiếp câu chuyện thứ hai, bạn sẽ hiểu.

Thiên là đồng nghiệp cũ của tôi. Anh ta có một thói quen, chỉ cần nói chuyện, giao tiếp được hai, ba câu, dù là người lạ cỡ nào đi nữa, cũng sẽ xin số điện thoại, zalo, facebook... để kết bạn. Bởi vì anh ta cho rằng, vòng bạn bè càng lớn, cuộc sống càng thuận lợi.

Anh ta có thể nhắn tin trò chuyện vui vẻ với nhiều người trong cùng một lúc. Điều anh ta tự hào nhất là trong danh bạ điện thoại của anh ta có đủ người nổi tiếng từ giới kinh doanh đến giới điện ảnh...

Sau đó, kết quả của anh ta và cô bạn kia đều giống nhau. Khi nhà gặp khó khăn thực sự, gọi điện cho ai cũng không được, phần lớn là không bắt máy, có bắt máy cũng ậm ờ cho qua chuyện.

Họ than vãn, khóc lóc, kể khổ thế nào cũng không ai giúp. Cuối cùng, đành phải nhờ đến những người bạn mà họ từng khinh khi là không cùng "đẳng cấp" lúc trước.

Chúng ta cần xây dựng các mối quan hệ xã hội, nhưng không có nghĩa là chúng ta phải liều mạng lao đầu vào những cuộc xã giao, những mối quan hệ vô dụng.

3. Sợ thất bại, không dám thử thách


Những người nghèo thực sự thường "thích" lo lắng, lại hay sợ thất bại. Những người này khi thay đổi môi trường, điều đầu tiên không phải nghĩ đến cách thích nghi, thay đổi, mà là lo sợ và tìm cách tháo chạy.

Vợ tôi từng có một cô bạn. Lúc còn học đại học, vì ngồi cùng bàn, nên hai người họ khá thân, nhưng sau này ra trường rồi, do suy nghĩ khác nhau, tính cách không hợp, hai người họ không còn liên lạc với nhau nữa.

Năm 22 tuổi, hai người họ ra trường cùng lúc.

Đến năm 24 tuổi, nếu tính cả kinh nghiệm làm việc khi còn học ở trường thì vợ tôi đã từng làm qua vài công ty. Kinh nghiệm làm việc hơn 2 năm ở nhiều vị trí, hiện tại có công việc ổn định, mức lương phù hợp. Còn cô bạn kia vẫn thất nghiệp.

Nếu sự việc chỉ dừng ở đó thì không sao, nhưng cô bạn kia năm lần bảy lượt hẹn cô ấy đi nói chuyện, than phiền, đổ lỗi, tìm mọi lý do để bào chữa cho việc thất nghiệp của cô ấy.

Lúc đầu, vợ tôi cũng tìm cách giúp đỡ, giới thiệu vài công việc cho cô ấy. Nhưng cô ấy lại từ chối ngay, bảo sợ làm không được, sợ không phù hợp, sợ lương thấp, sợ người ta đòi kinh nghiệm. Ngay cả việc nộp CV đi phỏng vấn còn không dám thì kiếm đâu ra việc?

Lâu dần, vợ tôi cũng không muốn quan tâm đến cô ta nữa.

Nếu bạn muốn thoát nghèo, muốn vượt qua số phận, vậy bạn phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Nếu lúc nào cũng "sợ", cũng bỏ cuộc ngay từ bước đầu, vậy bạn có khác gì một đứa trẻ lúc nào cũng đòi mẹ bế?

Người khác nghĩ bạn thế nào, là do người khác quyết định. Nhưng bạn muốn trở thành người thế nào, là do bạn quyết định.

Muốn không bị cuộc sống "điều khiển", bạn phải trở thành một người mạnh mẽ trước đã.

Nguồn Tri Thức Trẻ

0 comments:

Đăng nhận xét