24 thg 11, 2018

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử
Tin quan trọng: Tìm việc vị trí quản trị website kiêm IT thiết bị


Bài viết này gồm 2 phần:
  • Phần I là danh sách các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử.
  • Phần II là các mẹo phỏng vấn xin việc.
Nếu như bạn cần thêm thông tin để tìm việc làm cho chức danh Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử, bạn có thể ghi ý kiến của bạn ở cuối bài viết này.

I. Câu hỏi phỏng vấn cho chức danh Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử:
Dưới đây là danh sách các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và câu trả lời. Hiện tại, chúng tôi không thể cung cấp cho các bạn tất cả câu hỏi phỏng vấn kèm theo câu trả lời, chúng tôi rất mong các bạn chia sẻ kinh nghiệm liên quan, quan điểm của mình ở cuối bài viết này.

1. Vui lòng cho chúng tôi biết về bản thân bạn/anh/chị?

Các bước để trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Bước 1: Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn?

Ví dụ, bạn có thể nói: Tôi là Peter. Tôi tốt nghiệp trường đại học XYZ, bằng cử nhân kinh doanh. Sau 5 năm làm giám đốc kinh doanh, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo, quản lý và thúc đẩy các nhân viên kinh doanh để đạt được mục tiêu của công ty.

Bước 2: Hãy trình bày các kinh nghiệm mà bạn có được khi làm việc trong 2-3 công ty gần đây nhất và những kinh nghiệm đó có ích gì cho công việc mới của bạn.

Ví dụ: Hiện tại, tôi đang làm việc cho công ty ABC ở vị trí Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Bắc. Với kinh nghiệm tích lũy được từ các khóa huấn luyện, tôi đã có rất nhiều chiến dịch kinh doanh giúp tôi tìm kiếm được nhiều khách hàng mới và duy trì các khách hàng hiện tại. Sau 6 tháng, doanh số của tôi đã tăng và tôi đã chiếm lĩnh được thị trường và đẩy doanh thu tăng 37%.

Bước 3: Trình bày những khả năng có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đừng bao giờ nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ tự tìm xem khả năng nào của bạn phù hợp với công việc của họ, bạn hãy tự làm việc đó.

Bước 4: Hãy hỏi các câu hỏi liên quan tới công việc. Bạn sẽ có thể “kiểm soát” được buổi phỏng vấn nếu bạn biết cách đặt ra các câu hỏi liên quan. Bạn có thể giảm bớt căng thẳng khi tham gia phỏng vấn với các câu hỏi như vậy.

Ví dụ: Tôi muốn biết về điểm mạnh nhất trong chiến lược kinh doanh của công ty ở thời điểm hiện tại.

Một số mẹo khi trả lời câu hỏi:
1. Dữ liệu/ sự tham khảo: Khi bạn trình bày các thông tin về mình, đừng quên đưa ra các dữ liệu hoặc các sự tham khảo.

2. Đừng đưa thông tin sai lệch: Nếu bạn được tuyển dụng, thông tin của bạn sẽ được lưu giữ lại. Và nhà tuyển dụng có rất nhiều cách để tìm hiểu xem thông tin bạn được ra là đúng hay sai. Chính vì vậy, hãy trung thực khi cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng.

3. Luyện tập: Để có thể trả lời trôi chảy trong buổi phỏng vấn, bạn nên tập trước với bạn bè của mình hay tự tập trong phòng riêng. Bạn nên trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, trong vòng khoảng 3 phút.

4. Hãy đưa ra các thông tin ngắn gọn và có liên quan tới công việc: Hãy cố gắng để câu trả lời của bạn càng ngắn gọn và xúc tích càng tốt. Hãy đưa ra các thông tin trong thời gian ngắn nhất có thể.

5. Đừng đưa ra các thông tin không liên quan và không cần thiết.

2. Những điểm mạnh lớn nhất của anh/chị là gì?
Câu hỏi này không chỉ giúp bạn có thể “khoe” trình độ của bạn mà còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem liệu bạn có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không. Hãy cùng tìm hiểu xem các bước trả lời câu hỏi này nhé.

1. Các bước để trả lời câu hỏi này:
a. Xác định xem điểm mạnh của bạn là gì:
  • Kiến thức
  • Kinh nghiệm
  • Kỹ năng
  • Năng lực
b. Hãy chuẩn bị một danh sách những điểm mạnh của bạn

c. Hãy xem kỹ những yêu cầu của nhà tuyển dụng: Bạn nên xem xét thật kỹ nhưng yêu cầu của nhà tuyển dụng để biết chắc chắn yêu cầu nào mà nhà tuyển dụng cần và quan trọng với họ.

d. Hãy lên danh sách những điểm mạnh của bạn và thể hiện chúng trong hồ sơ xin việc/đơn xin việc của bạn. Hãy viết các điểm mạnh của bạn theo trật tự nhất định và miêu tả chúng trong hồ sơ xin việc.

e. Hãy chuẩn bị những câu trả lời thật thuyết phục về các điểm mạnh mà bạn có: Bạn không nên chỉ trình bày những điểm mạnh bằng lời nói, mà bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy các dẫn chứng cụ thể như cung cấp cho nhà tuyển dụng các tham khảo hay các tài liệu đính kèm theo đơn xin việc của bạn.

2. Làm sao để biết được điểm mạnh của mình?
Biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ giúp ích rất nhiều không chỉ trong phỏng vấn mà trong cuộc sống. Tuy nhiên, có một thực tế không phải ai cũng có thể biết được điểm mạnh của mình. Sau đây là một vài gợi ý để giúp bạn có thể biết được điểm mạnh/điểm yếu của mình:

Trước tiên, bạn phải thừa nhận rằng ai cũng có điểm mạnh hoặc điểm yếu. Không ai hoàn hảo cũng như không ai không có bất kỳ một điểm mạnh nào. Nếu bạn chỉ toàn nhìn thấy điểm yếu của mình hoặc hoàn toàn thất vọng về bản thân, có thể bạng đang quá tự ti. Bạn chỉ cần tìm ra điểm mạnh của mình mà thôi.

Tự ngẫm nghĩ về mình: Bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh, ngồi xuống và ngẫm nghĩ xem bạn bè, người thân, những người bạn quen biết thường nhắc đến bạn như là một người như thế nào. Chẳng hạn, bạn bè bạn khi nói về bạn, họ xem bạn là một người năng nổ, nhiệt tình luôn hết mình vì bạn. v.v

Hỏi người khác: Hãy đặt câu hỏi những người bạn quen biết xem điểm mạnh của bạn nằm ở đâu. Khi hỏi, hãy hỏi nhiều mối quan hệ khác nhau, không chỉ hỏi người thân hay bạn thân của bạn, đôi khi vì cả nể, có thể họ hơi thiên vị bạn. Sau khi nhận được các câu trả lời, hãy tổng hợp và đánh giá xem đâu là điểm chung của những câu trả lời đó. Những điểm chung đó, có khả năng lớn là những điểm mạnh của bạn. Hãy mạnh dạn, thẳng thắn và cởi mở để có thể nhận được câu trả lời phù hợp, chính xác.

3. Những điểm mạnh mà nhà tuyển dụng có thể rất quan tâm:
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Có khả năng thích ứng với sự thay đổi về văn hóa công ty
  • Có khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt
  • Chăm chỉ
  • Biết cách rút kinh nghiệm
  • Làm việc độc lập/làm việc đội nhóm
Vậy đấy, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của mình. Việc biết được điểm mạnh/yếu sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy bạn tự tin và hiểu bản thân mình tới đâu. Đôi khi thành công trong cuộc sống hay công việc chỉ đơn giản là bạn hiểu mình tới đâu.

3. Những điểm yếu lớn nhất của anh/chị là gì?

1.Các cách trả lời:

a. Cách đầu tiên: Hãy coi điểm mạnh của bạn cũng chính là điểm yếu.

Ví dụ: Tôi là người cầu toàn chính vì vậy tôi thường nghĩ rằng không ai có thể thực hiện các công việc tốt như chính tôi làm. Và kết quả là, tôi sợ không dám giao các nhiệm vụ quan trọng cho người khác.

Kiểu trả lời này có điểm yếu là, nếu như bạn không khôn khéo, người tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn đang lừa họ.

b. Cách thứ 2: Các điểm yếu của bạn đã được khắc phục. Tốt nhất là bạn trình bày một điểm nào đó mà trước đây từng là điểm yếu của bạn nhưng giờ bạn đã khắc phục được nó.

Ví dụ: Tôi là người cầu toàn, vì vậy tôi không muốn giao việc cho người khác. Nhưng tôi nhận ra rằng, để phát triển một nhóm, từng các nhân trong nhóm đó cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và điều đó rất tốt để tạo thành một nhóm làm việc hiệu quả.

2. Các bước để trả lời:
Bạn nên thể hiện điều này qua thái độ và giọng nói của bạn: Trình bày điểm yếu của bạn. Và bạn nên kể ra một số ví dụ về những khó khăn mà bạn gặp phải chỉ vì điểm yếu của mình.

Hãy đưa ra cách giải quyết để khắc phục điểm yếu, từng phần hoặc toàn bộ.

Những điểm yếu này có thể được khắc phục bằng cách lắng nghe sự tư vấn của người khác, hay bằng cách luyện tập.

3. Các mẹo trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về “điểm yếu”:
Đây là câu hỏi rất phổ biến trong các buổi phỏng vấn, vì vậy đừng cố tránh để không phải trả lời chúng.

Không nên nói về những điểm yếu mà có liên quan tới các yêu cầu quan trọng của công việc.

Đừng cố gắng “tô vẽ” thêm cho điểm yếu.

Đừng nói rằng bạn không có điểm yếu. Không ai là hoàn hảo, vì vậy, bạn không nên nói bạn chẳng có điểm yếu nào cả

4. Anh/chị mong muốn lương và các chế độ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:
Đây là một câu hỏi “bẫy”. Được xem như trò chơi mà bạn có thể thua cuộc nếu không chơi thông minh. Vì vậy, hãy đừng trả lời thẳng câu hỏi này. Thay vào đó, hãy nói cái gì đó ví dụ như đây là một câu hỏi khó khăn với tôi. Nên bạn có thể cho tôi biết quy mô, khối lượng của vị trí công việc này? Trong hầu hết các trường hợp, người phỏng vấn sẽ trả lời câu hỏi này của bạn. Có trường hợp thì tuỳ thuộc vào chi tiết từng vị trí công việc.

Mẫu trả lời
1.Với tôi tiền lương là nhu cầu quan trọng nhưng không phải là quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là công việc mang đến cho tôi là như thế nào (hãy nói rõ thông tin này trong buổi phỏng vấn). Tôi luôn muốn cống hiến cho công việc trong một môi trường làm việc tốt.

2.Tôi đang tìm kiếm mức lương mà không chỉ đủ để chi tiêu cuộc sống hàng tháng mà còn sử dụng nó để tận hưởng. Tôi không muốn trở thành người làm việc chỉ để lấy tiền lương hàng tháng cho cuộc sống hàng ngày. Tôi không quan tâm tới mức lương người khác là bao nhiêu, tôi quan tâm tới thứ công việc phải đáp ứng được cả về mặt vật chất và tinh thần. Tôi sẽ không nhận công việc nào nếu chúng không có được hai tiêu chí này.

5. Tại sao anh/chị lại rời bỏ công việc trước?

1. Một số câu trả lời mẫu cho câu hỏi: 
  • Không có cơ hội nào để tôi thăng tiến và tôi luôn sẵn sàng đối mặt với các thách thức mới.
  • Tôi đã làm việc ở đó được 4 năm và tôi có rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Tôi rất muốn được thăng tiến nhưng công ty đó đã không cho tôi cơ hội.
  • Công ty đã cắt giảm và không còn tập trung vào lĩnh vực mà tôi đang làm.
  • Gia đình tôi chuyển tới sống ở khu vực khác, hoặc là, chỗ ở hiện tại của tôi quá xa chỗ làm.
  • Công ty cũ thường trả lương rất chậm và chính sách đền bù không thỏa đáng.
2. Bạn không nên nói những điều như sau:
  • Nói xấu sếp hay đồng nghiệp cũ…
  • Tôi đã bị phạt nhiều lần về….
  • Tôi đã không hoàn thành công việc của mình.
6. Hãy cho chúng tôi biết về mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị?

Đây là câu hỏi được đưa ra trong hầu như bất kỳ một cuộc phỏng vấn xin việc nào. Nó tưởng chừng như rất đơn giản nhưng có thể quyết định đến kết quả phỏng vấn xin việc của bạn.

1. Mục đích của câu hỏi này là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là những định hướng tương lai của về nghề nghiệp, sự nghiệp của bạn. Do vậy, nó không những ảnh hưởng đến công việc của bạn mà nó còn là căn cứ để nhà tuyển dụng quyết định có tuyển dụng bạn hay không?

Nếu như mục tiêu nghề nghiệp của bạn không phù hợp với công việc dự tuyển hoặc định hướng tương lai của công ty với công việc đó thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ loại bỏ bạn ra khỏi vòng phỏng vấn.

2. Các cấp độ trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp:
Dưới đây là 3 cấp độ mà một ứng viên có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn này, tuy nhiên nếu bạn đọc hết bài viết này, bạn sẽ biết nên trả lời như thế nào là ấn tượng, chuyên nghiệp nhất (gợi ý phần 5):

Nếu bạn chưa chắc chắc về mục tiêu của mình, bạn có thể trả lời: hiện tại tôi đang tập trung vào nhiệm vụ và mục tiêu của công ty nên tôi chưa có mục tiêu dài hạn cho riêng mình.

Mục tiêu của bạn không hoặc rất ít liên quan tới công việc hiện tại: Ví dụ, bạn nộp đơn xin làm giám đốc kinh doanh nhưng mục tiêu của bạn là người quản lý của bộ phận marketing trong 5 năm tới.

Công việc hiện tại liên quan tới mục tiêu của bạn: Ví dụ, hiện tại bạn đang là giám đốc kinh doanh, mục tiêu của bạn là trở thành giám đốc kinh doanh khu vực trong 2 năm tới và bạn muốn trở thành giám đốc kinh doanh vùng trong 5 năm tiếp theo.

3. Mẹo cho “mục tiêu nghề nghiệp”:

a. Bạn có thể tham khảo các mục tiêu dưới đây:
  • Học lấy bằng BMA hoặc một loại bằng nào đấy…
  • Trở thành chuyên gia trong ngành…
  • Đạt danh hiệu XYZ…
Lưu ý rằng, mục tiêu dài hạn là mục tiêu của 3-5 năm tới.

b. Nếu bạn đã xác định mục tiêu cho mình, bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi sau:
  • Những mục tiêu này có phù hợp với công việc mà bạn đang xin hay không?
  • Những mục tiêu này có giúp ích cho công việc hiện tại của bạn hay không?
  • Những mục tiêu này có giúp công việc của bạn phát triển trong 3-5 năm tới không?
c. Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?
  • Hãy xác định xem bạn phải làm gì để đạt được mục tiêu?
  • Bạn dự định làm gì trong 6 tháng, 1 năm, 2 năm tới?
4. Các ý tưởng cho mục tiêu nghề nghiệp:
  • Học thêm ít nhất một kỹ năng mới để hỗ trợ cho nghề nghiệp sắp tới.
  • Quan tâm nhiều hơn đến mạng lưới việc làm và thử sức trong một số lĩnh vực mà mình cảm thấy thích.
  • Làm việc tình nguyện cho một dự án nào đó vừa mới hình thành.
  • Sắp xếp lại tài liệu và không gian học tập cho ngay ngắn, sạch sẽ.
  • Thực hiện một bước đột phá trong sự nghiệp, chẳng hạn như cố gắng để được thăng tiến.
  • Tăng thu nhập hoặc tăng lương trong năm mới.
  • Sử dụng hết tất cả các ngày nghỉ phép một cách có ý nghĩa.
  • Quyết tâm thực hiện đúng thời hạn trong tất cả các công việc.
  • Đoạt giải trong một thi nào đó.
  • Làm việc theo sự hướng dẫn của lãnh đạo.
  • Giúp ai đó vượt qua khỏi áp lực công việc.
  • Đọc ít nhất một tác phẩm kinh điển nói về nghệ thuật kinh doanh.
  • Tìm kiếm những ngành nghề yêu thích và cố gắng làm việc được trong những ngành nghề mà mình yêu thích.
  • Chọn lựa và thử sức trong một lĩnh vực nghề nghiệp mới.
  • Tìm kiếm và học hỏi các kinh nghiệm trong phỏng vấn.
  • Tham dự các khóa học có thể hỗ trợ cho những nghề nghiệp hiện tại và tương lai của tôi.
  • Luôn cập nhật những mẫu Resume mới nhất.
  • Làm cho chính mình những tấm danh thiếp để tiện cho việc giao tiếp trong công việc.
  • Liên lạc với các trung tâm giới thiệu việc làm.
  • Cập nhật những công việc mới.
  • Thương lượng về lương bổng và những lợi ích mong muốn với sếp.
  • Làm một điều gì đó để hiểu rõ giá trị công việc mà mình làm hằng ngày.
  • Học hỏi thêm nhiều kỹ năng từ đồng nghiệp.
  • Quan tâm đến những công việc xuất sắc mà đồng nghiệp hay sếp mình đã thực hiện.
5. Làm thế nào trả lời câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng?
Theo kinh nghiệm của tác giả, để trả lời câu hỏi này bạn cần phải trả lời những câu hỏi nhỏ sau:
  • Danh sách mục tiêu là gì?
  • Kế hoạch thực hiện ntn?
  • Có những thuận lợi và khó khăn gì?
Và trong tất cả các mục tiêu thì mục tiêu dài hạn là quan trọng nhất. Trong mục tiêu dài hạn, có 2 loại mục tiêu hay nhất, phổ biến nhất là:
  • Trở thành nhà quản trị chuyên nghiệp, ở cấp độ cao cấp: ví dụ giám đốc ….
  • Trở thành chuyên gia về: Có một lưu ý khi bạn xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, cũng như tất cả các loại mục tiêu khác, đó là mục tiêu phải đảm bảo được nguyên tắc smart.
a. Về danh sách mục tiêu:
Một mục tiêu nghề nghiệp đầy đủ gồm dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, bạn có thể tham khảo ví dụ mà tác giả sưu tầm trên internet như sau:

Ngắn hạn
  • Tốt nghiệp đại học ABC với tấm bằng loại giỏi
  • Đạt được 7.5 IELTS
  • PASS kì thi CFA level 1
  • TOEIC 800
Trung hạn:
  • Trở thành trưởng nhóm bán hàng
  • Trở thành chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp (trong TH bạn apply vào vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân)
  • Trở thành trưởng nhóm bán hàng SME (nếu bạn apply vào chuyên viên quan hệ khách hàng SME)
Dài hạn:
  • Trở thành chuyên gia phê duyệt tín dụng cao cấp.
  • Trở thành giám đốc mảng, thậm chí là giám đốc chi nhánh sau 10 -15 năm cống hiến tại ngân hàng
b. Về kế hoạch thực hiện: Bạn cần có những kế hoạch, dự định cho từng mục tiêu nhỏ trên.

Note: Các câu hỏi từ 7 - 20 bạn tự trả lời... Hii

7. Vui lòng cho biết đặc điểm khách hàng mục tiêu của sản phẩm XYZ mà anh chị đã bán trước đây?

8. Theo anh chị, với sản phẩm ABC của chúng tôi, nên phát triển kênh bán hàng nào?

9. Làm thế nào để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm DEF của chúng tôi?

10. Anh/chị hãy cho biết các nhiệm vụ chính của Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử là gì?

11. Anh/chị đã học hỏi được những gì từ kinh nghiệm/công việc trước đây (hoặc một công việc cụ thể nào đó)?

12. Tại sao anh/chị lại ứng tuyển vào vị trí Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử?

13. Theo anh/chị, thì 3 kỹ năng quan trọng nhất cho Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử là gì?

14. Anh chị hãy nêu các công cụ, phương pháp được sử dụng cho Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử là gì? Xin vui lòng giải thích làm thế nào để anh/chị sử dụng chúng?

15. ISO 9001 là gì, làm thế nào để anh/chị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử?

16. Anh chị hãy cho biết các lỗi thường gặp trong công việc Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử? Và anh chị sẽ có giải pháp xử lý chúng như thế nào?

17. Hãy cho chúng tôi biết kinh nghiệm của anh/chị liên quan đến Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử?

18. Anh/chị để làm gì để nâng cao kiến thức cho công việc Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử?

19. Anh chị hãy mô tả tối đa 7 nguyên tắc làm việc của anh/chị?

20. Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

II. Mẹo phỏng vấn cho Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử:

1. Tìm hiểu các loại câu hỏi phỏng vấn liên quan đến Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử như: Các câu hỏi phỏng vấn chung: phần này bạn có thể tham khảo danh sách 64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời.

Câu hỏi phỏng vấn chuyên môn: gồm câu hỏi phỏng vấn liên quan đến ngành và liên quan đến chức danh Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử.

2. Chuẩn bị phỏng vấn.
Trước hết bạn cần tham khảo 31 mẹo phỏng vấn xin việc: http://nghenghiep123.com/31-meo-phong-van-xin-viec/

Tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn cho công việc Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử của từng nhà tuyển dụng (nói từng…vì có thể mỗi nhà tuyển dụng có tiêu chuẩn khác nhau 7 mẹo xác định tiêu chuẩn).

Bạn cần xem xét mô tả công việc cho chức danh Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn các câu hỏi như: bạn thực hiện công việc/nhiệm vụ đó như thế nào…

Tìm hiểu quy trình phỏng vấn cho Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử của từng nhà tuyển dụng, mỗi quy trình sẽ có yêu cầu khác nhau, quy trình phỏng vấn cũng thường liên quan đến các loại câu hỏi/hình thức phỏng vấn.

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét