4 thg 3, 2018

Các bước lập kế hoạch bán hàng đa kênh chuẩn không cần chỉnh

Kế hoạch kinh doanh là gì? Cách lập kế hoạch kinh doanh đơn giản nhất? Sau đây là 3 bước lập kế hoạch bán hàng đa kênh chuẩn không cần chỉnh cho các bạn mới khởi nghiệp lần đầu.

Khi quyết định bắt tay khởi nghiệp và bỏ ra một số vốn không nhỏ để bắt đầu kinh doanh, nhiều bạn thường lo sợ gặp thất bại. Mặc dù để kinh doanh thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố nhưng nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và chiến lược bán hàng đa kênh toàn diện thì bạn đã nắm trong tay 70% thành công rồi.

Nhiều bạn sẽ thắc mắc bán hàng đa kênh là gì và các bước để lên kế hoạch bán hàng đa kênh. Dưới đây là 3 bước đơn giản nhất giúp bạn phác thảo những gì cần làm để bắt đầu bán hàng đa kênh hiệu quả và kiếm bộn tiền.


1. Tại sao lại là bán hàng đa kênh?


Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cùng sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, bán hàng đa kênh dần trở thành xu thế của thị trường thay thế các phương thức tiếp cận khách hàng truyền thống đơn lẻ trước đây như: bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua tivi,…

Với Omnichannel chủ shop, chủ doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình trên nhiều kênh riêng biệt như: Facebook, Zalo, Lazada, Shopee,…  Trong một bài báo cáo kết quả của đợt khảo sát với 3.000 chủ shop trong số 33.000 khách hàng, Bizweb đã chỉ ra rằng, hầu hết các cửa hàng tham gia khảo sát đều bán hàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Trong đó, các kênh bán hàng chủ yếu được các shop lựa chọn và đem lại hiệu quả tích cực là: website, Facebook và cửa hàng.

Trải nghiệm bán hàng đa kênh là điều mà hầu hết các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ ngày nay cần phải biết và áp dụng nhuần nhuyễn. Nếu doanh nghiệp hoặc cửa hàng của bạn đang sở hữu một trang web, một Fanpage Facebook, và Zalo, thậm chí một gian hàng trên Lazada, Chotot, vatgia hoặc Sendo…  thì sử dụng bán hàng đa kênh sẽ là một giải pháp không nên bỏ qua bởi những lợi ích vượt trội của nó như:

Bán hàng đa kênh với hệ thống có thể đồng bộ toàn bộ dữ liệu trên hệ thống giúp các cửa hàng, doanh nghiệp có thể bán hàng cùng một lúc trên nhiều kênh như: facebook, zalo, cửa hàng, website… đem lại trải nghiệm liền mạch, nhất quán cho người dùng.

Khả năng quản lý thông tin tập trung bán hàng đa kênh giúp các cửa hàng, doanh nghiệp không tốn nhiều nhân lực mà chỉ cần những thao tác đơn giản vẫn có thể quản lý dữ liệu.

Quản lý kho hàng là vấn đề vô cùng nan giải của việc bán hàng cùng lúc offline, online và trên cùng nhiều kênh khác nhau được khắc phục với giải pháp bán hàng đa kênh- Omnichannel.

Bán hàng đa kênh giúp việc kết hợp bán hàng và tích điểm cho khách hàng dù mua online hay offline dễ dàng hơn.


2. Khảo sát thị trường là khảo sát những gì?


Bước đầu tiên của 1 kế hoạch kinh doanh là khảo sát thị trường. Đối với bán hàng đa kênh thì thị trường có thể là thị trường online hoặc offline, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng cả 2 thị trường này để có 1 cái nhìn toàn diện và không để bỏ lỡ bất cứ khách hàng nào..

Nên kinh doanh ở đâu?



Xác định địa điểm kinh doanh và tiến hành khảo sát thị trường tại địa điểm đó sẽ là yếu tố quyết định số vốn cần đầu tư, phân khúc khách hàng, phân khúc sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh phù hợp. Ví dụ bạn dự định bán hàng ở nông thôn thì số vốn đầu tư sẽ ít hơn so với kinh doanh ở thành phố, các sản phẩm bán chạy, mô hình kinh doanh cũng khác nhau. Ngoài ra, lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở trong ngõ hoặc mặt đường lớn, dưới các chung cư hay trong trung tâm thương mại… cũng rất quan trọng. Có một cách đơn giản nhất mà các chuỗi bán thức ăn nhanh rất hay áp dụng đó là xem đối thủ của bạn kinh doanh ở đâu mở cửa hàng ở gần đó vì đây chính là địa điểm có nhu cầu cao nhất về sản phẩm của bạn.

Vậy đối thủ của bạn là ai?


Đối thủ kinh doanh là những cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, mặt hàng với bạn. Đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Ví dụ bạn có ý định mở quán cafe thì đối thủ trực tiếp của bạn là các quán cafe khác tại khu vực đó, còn đối thủ gián tiếp sẽ là các quán đồ uống khác như quán trà sữa, quán chè, nước trái cây… Bạn cũng nên khảo sát về công nghệ như có bao nhiêu % cửa hàng ứng dụng công nghệ trong bán hàng, bao nhiêu % sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bao nhiêu % có website bán hàng, họ đang bán hàng trên những kênh nào… để có thể đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Ai là người mua hàng cho bạn?



Bên cạnh việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn còn cần tìm hiểu dân cư ở khu vực đó là ai, mức thu nhập trung bình bao nhiêu, nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp… Từ đó, bạn sẽ quyết định được phân khúc thị trường, dòng sản phẩm, thương hiệu cũng như số vốn đầu tư vào việc kinh doanh.


Các cách nghiên cứu thị trường


Có một số cách bạn có thể áp dụng để nghiên cứu thị trường như:
  • Quan sát
  • Phỏng vấn (Gọi điện thoại hoặc trực tiếp)
  • Khảo sát (Online hoặc qua thư)
  • Dựa vào các nghiên cứu thị trường đã có
Một số câu hỏi mà bạn có thể đưa vào phỏng vấn hoặc bản khảo sát như:
  • Bạn cân nhắc các yếu tố nào khi mua sản phẩm/dịch vụ này?
  • Bạn thích/không thích những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trên thị trường?
  • Bạn đề nghị cải tiến những gì?
  • Mức giá bạn sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ là bao nhiêu?
  • Một số sai lầm khi khảo sát thị trường
Trong quá trình nghiên cứu thị trường bạn sẽ rất dễ gặp phải những sai lầm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả khảo sát dẫn đến việc kinh doanh của bạn không đạt hiệu quả như mong đợi. Một số sai lầm thường gặp đó là:

Dựa quá nhiều vào các kết quả khảo sát có sẵn: Việc tham khảo kết quả của các nghiên cứu đã được công bố trước đó rất cần thiết, tuy nhiên bạn cũng đừng quá phụ thuộc vào các kết quả đó vì nó sẽ không cung cấp cho bạn những thông tin mới và chính xác nhất về thị trường mục tiêu của bạn.

Chỉ khảo sát online: Nếu chỉ thực hiện khảo sát thị trường trên kênh online thì bạn không có được bức tranh toàn cảnh. Hãy ra đường, gặp gỡ trực tiếp và thực hiện khảo sát những khách hàng của bạn.
Tập mẫu khảo sát quá nhỏ: Nhiều người thường có thói quen hỏi những người quen khi tiến hành khảo sát thị trường. Tuy nhiên, người thân và bạn bè sẽ không cho bạn một kết quả chính xác.


3. Lên kế hoạch bán hàng đa kênh như thế nào?

Các kênh bán hàng ngày càng đa dạng hơn trong đó, một số kênh bán hàng hiệu quả trong năm 2017 gồm: cửa hàng, sàn thương mại điện tử, website, facebook. Một số kênh bán khác như: zalo, Instagram dự đoán sẽ là kênh bán hàng bùng nổ năm 2018.

Lên kế hoạch bán hàng đa kênh

Cửa hàng



Cửa hàng là kênh bán hàng quen thuộc và đem lại doanh thu lớn nhất được các shop sử dụng. Tại các cửa hàng truyền thống, mọi bước cần thực hiện trong quá trình bán hàng như xử lý đơn hàng, khách hàng thanh toán, xuất kho và giao hàng cho khách được diễn ra cùng một thời điểm tại cửa hàng. Bán hàng tại cửa hàng truyền thống giúp chủ shop quản lý, kiểm soát các dịch vụ một cách dễ dàng hơn tiện dụng cho khách hàng khi nhận được sản phẩm ngay sau khi hoàn tất quá trình mua hàng tại cửa hàng.

Bên cạnh những ưu điểm của mình thì bán hàng tại cửa hàng vẫn có những nhược điểm như: Chi phí mà chủ shop phải dành cho cửa hàng rất lớn; khi muốn mở rộng quy mô cần phải thiết lập quy trình bán hàng và đào tạo nhân viên mới tại chi nhánh; khách hàng tiềm năng mà shop tiếp cận được hạn chế.

Sàn thương mại điện tử



Sự ra đời của nhiều sàn thương mại điện tử lớn với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cả người bán và người mua giúp kênh bán hàng này được các shop đặc biệt chú trọng.

Sàn thương mại điện tử giúp quá trình bán hàng của các shop đơn giản hơn với những tiếp cận được số lượng khách hàng tiềm năng lớn mà chi phí quảng cáo gần như bằng 0, cùng với các chính sách hỗ trợ vận chuyển, giải quyết khiếu nại, hạn chế rủi ro,…

Bên cạnh những ưu điểm, khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử vẫn có không ít những nhược điểm như: bán hàng phải phụ thuộc vào các hoạt động của sàn thương mại điện tử, các sản phẩm cùng lĩnh vực bị so sánh với nhau, quá trình bán hàng với các chủ shop khá nhiều rắc rối,…

Website



Website được các chủ shop đánh giá là một kênh bán hàng đem lại hiệu quả đáng kể với những ưu và nhược điểm riêng.

Bán hàng qua website giúp chủ shop tiết kiệm chi phí, hạn chế sai sót khi bán hàng. Website còn giúp chủ shop có thể bán được sản phẩm của mình trong bất cứ thời gian nào, tối ưu được số lượng khách hàng tiềm năng của shop.

Bên cạnh những ưu điểm đầy hấp dẫn, bán hàng qua website vẫn khiến chủ shop lo ngại bởi những nhược điểm như: Bảo mật thông tin trên internet kém, hệ thống thanh toán khó sử dụng, khó quản lý…

Mạng xã hội



Các mạng xã hội lớn ra đời với “dân số” xếp hàng đầu thế giới được các chủ shop nhận định là một thị trường tiềm năng và chú trọng khai thác.

Bán hàng trên mạng xã hội chủ shop tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể tiếp cận được số lượng khách hàng tiềm năng lớn, đem lại sự tiện dụng cho người mua hàng,…

Bán hàng trên mạng xã hội vẫn có những nhược điểm khiến chủ doanh nghiệp lo ngại bao gồm: khách hàng không tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, so sánh giữa các sản phẩm với nhau, rủi ro hủy đơn hàng,…

Mỗi kênh bán hàng đơn lẻ bao gồm cả kênh bán hàng được đánh giá là hiệu quả nhất cũng không tránh khỏi những nhược điểm riêng. Khắc phục được những nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của bán hàng trên các kênh đơn lẻ, bán hàng đa kênh, tập trung quản lý đang dần trở thành xu thế kinh doanh thời công nghệ.

Lên kế hoạch tài chính



Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch tài chính càng chi tiết và chính xác bạn càng dễ dàng đạt được các mục tiêu về lợi nhuận. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì có thể tham khảo 3 bước đơn giản nhất để bắt đầu lập kế hoạch về vốn kinh doanh.

Dự toán chi phí thiết lập cửa hàng



Hãy liệt kê ra tất cả các đầu mục chi tiêu cần thiết để bắt đầu kinh doanh càng chi tiết càng tốt. Khi dự toán được khoản chi phí ban đầu, bạn có thể dễ dàng tính toán được số vốn cần có, từ đó quyết định có phải vay thêm hay không… Một số chi phí mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng phải có bao gồm:
  • Chi phí đăng ký kinh doanh
  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
  • Mua sắm trang thiết bị, máy móc cho cửa hàng
  • Chi phí nhập hàng
  • Thuê nhân viên
  • Chi phí thiết kế website bán hàng
  • Chi phí marketing và quảng cáo
  • Vốn lưu động
  • Dự báo lợi nhuận và lỗ
Lên kế hoạch doanh thu và chi phí hàng tháng, hàng quý, hàng năm để đánh giá liệu bạn có thể kiếm được lợi nhuận như mong đợi hay lỗ trong từng giai đoạn. Điều này giúp bạn phát triển mục tiêu bán hàng, quyết định giá bán và tỷ suất lợi nhuận. Để có thể đưa ra kế hoạch chính xác nhất, bạn nên dựa vào các số liệu của các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực.

Dự toán dòng tiền mặt



Nhiều cửa hàng kinh doanh có lãi nhưng nhiều khi vẫn lâm vào tình trạng hết tiền, nhất là những ngành có nhiều công nợ. Dự toán dòng tiền mặt sẽ giúp bạn có kế hoạch phân phối vốn kinh doanh hợp lý. Một số mẹo giúp bạn có thể quản lý tốt dòng tiền mặt đó là:

Có kế hoạch và dự toán dòng tiền mặt cho ít nhất 12 tháng tiếp theo để có thể chủ động nguồn vốn
Nếu nhận thấy có sự thiếu hụt tiền mặt thì cần có các biện pháp bổ sung dòng tiền kịp thời.

4. Những rủi ro có thể gặp phải là gì?


Khi đã kinh doanh thì điều không thể tránh khỏi là bạn sẽ gặp phải các rủi ro. Phần lớn các rủi ro đều ảnh hưởng đến lợi nhuận, thậm chí dẫn đến phá sản. Vậy làm thế nào biết trước các rủi ro có thể gặp phải để tránh hoặc chủ động đối mặt? Sau đây là một số loại rủi ro phổ biến nhất mà các chủ shop, chủ doanh nghiệp hay gặp phải:

Rủi ro chiến lược
Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo chưa chắc sẽ đem lại thành công mỹ mãn vì thực tế có thể khác xa so với kế hoạch trên giấy. Một số rủi ro chiến lược có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh có thể kể đến như: nhu cầu của khách hàng thay đổi, một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ bước chân vào thị trường, nguyên vật liệu tăng giá đột biến, có sự thay đổi về công nghệ… Để đối phó với các rủi ro này, chủ shop, chủ doanh nghiệp cần có sự linh hoạt trong quản trị, thay đổi mô hình kinh doanh nếu cần thiết.

Rủi ro tài chính
Hầu hết các loại rủi ro đều có ảnh hưởng đến tài chính, làm tăng chi phí phát sinh hoặc gây tổn thất doanh thu. Tuy nhiên rủi ro tài chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền kinh doanh và gây tổn thất nặng nề về mặt tài chính. Ví dụ bạn có  một khách hàng quen và cho họ mua hàng và thanh toán công nợ sau 1 tháng nhưng bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời nào đó khách hàng đó không trả tiền hoặc trì hoãn thanh toán. Khi đó bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính đáng kể, nhất là khi bạn phải vay vốn ngân hàng để kinh doanh mà chưa có tiền để xoay vòng. Rủi ro tài chính là vấn đề thường xuyên gặp phải với các cửa hàng, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như shop kinh doanh hàng nhập khẩu, kinh doanh đồ order… Tỷ giá tiền tệ thay đổi đột ngột có thể khiến bạn bị thất thoát một khoản kha khá khi khi quy đổi.

Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động có thể là từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, mất điện, lỗi kỹ thuật… Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân đến từ chính bộ máy hoạt động của cửa hàng, doanh nghiệp, ví dụ một nhân viên trực fanpage Facebook khi khách hàng hỏi về một hàng hóa, nếu không có phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thì rất khó có thể kiểm tra kho hàng và tình trạng sản phẩm để trả lời cho khách, hoặc quy trình làm việc không được chuẩn hóa dẫn đến sai sót như giao nhầm hàng cho khách, sót đơn hàng, thanh toán thiếu… gây thất thoát hàng hóa, doanh thu. Mặc dù rủi ro hoạt động không gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sự sống còn của cửa hàng, doanh nghiệp nhưng nó sẽ âm thầm “giết chết” uy tín và tổn hại đến thương hiệu.

Một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh sẽ giúp bạn quản lý chặt chẽ về hàng hóa, đơn hàng, giao hàng, dòng tiền, công nợ, nhân viên… giúp tránh được các sai sót trong quá trình bán hàng. Việc quản lý tập trung tất cả các kênh trên một nền tảng duy nhất giúp kết nối các kênh bán hàng với nhau, chủ shop có thể dễ dàng quản lý bán hàng, tạo sự thống nhất ở mọi điểm chạm với khách hàng và làm giảm thiểu tối đa nhân lực và chi phí kinh doanh.

Nguồn Sapo

0 comments:

Đăng nhận xét