4 thg 6, 2020

Thế gian không thiếu người biết cố gắng nhưng có 3 kiểu người mà dù nỗ lực thế nào cũng khó đạt được thành công

Trên thực tế, nỗ lực chỉ là một thái độ và nó không hoàn toàn quyết định thành công của bất cứ ai.
Nỗ lực chỉ là một thái độ, và nó không hoàn toàn quyết định sự thành công. Ảnh minh họa: Aboluowang. 

Mọi người thường hay nghĩ rằng miễn là bạn sẵn sàng chịu đựng những khó khăn, miễn là bạn làm việc chăm chỉ, rồi sẽ có một ngày bạn thành công. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, nỗ lực chỉ là một thái độ, và nó không hoàn toàn quyết định sự thành công.

Dù bạn có cố gắng trong công việc đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu nó không đem lại kết quả, thì việc cố gắng của bạn cũng không được ai nhắc đến.

Bạn cũng thường thấy trong cuộc sống, cấp trên vốn không mấy bận tâm đến quá trình bạn thực hiện, mà họ sẽ xem xét nhiều hơn đến hiệu quả công việc và kết quả cuối cùng.

Có thể bạn chưa biết, đôi khi lượng thời gian đầu tư không nhất thiết tỉ lệ thuận với việc bạn có thể thành công hay không. 

Dưới đây là 3 kiểu chăm chỉ mà dù bạn có làm nhiều đi chăng nữa, cũng khó có thể đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.

1. Không quản lý năng lượng, chỉ nỗ lực tuyến tính
Tuyến tính có nghĩa là đường thẳng, trong toán học ta có phương trình đường thẳng. Mở rộng ra, tư duy tuyến tính là tư duy trực tiếp, một chiều và thiếu linh hoạt.

Thông thường những người có lối tư duy này thường suy nghĩ đến việc chỉ cần bỏ nhiều sức lực thì sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Chỉ cần cố gắng, thì có thể thay đổi mọi thứ.

Lấy ví dụ về một anh chàng chuyên khiêng cáng cứu thương ở bệnh viện. Công việc của anh hằng ngày là khiêng bệnh nhân đến xe cứu thương của bệnh viện. Cường độ làm việc rất cao và anh ta luôn kiệt sức.

Trong khi đó, nhiều bạn bè khuyên anh ta nên tìm kiếm một công việc tốt hơn. Tuy nhiên, anh bác bỏ những lời khuyên đó và luôn nghĩ rằng chỉ cần cố gắng, chăm chỉ thì anh sẽ thăng tiến trong sự nghiệp và đạt được mức lương xứng đáng.

Thực tế là trong hệ thống y tế, nhân viên khiêng cáng bệnh nhân không được xếp vào những chuyên viên kỹ thuật chuyên nghiệp. So với các bác sĩ lâm sàng, các chuyên viên y tế khác thì cơ hội thăng tiến của anh bạn này gần như bằng không.

Điều này đồng nghĩa với việc dù có cố gắng nhiều hơn nữa, thì những gì anh ấy nhận được cũng chỉ là một mức lương cố định và ít ỏi.

2. Không quản lý sự chú ý và làm việc không hiệu quả
Thực tế cho thấy, nếu bạn nghiêm túc muốn làm một việc nào đó, bạn có thể tập trung trong vòng 3 tiếng đồng hồ.

Quản lý sự chú ý là tăng sự tập trung, điều đó thể hiện sự đầu tư của bạn khi làm một việc gì đó, để có được trải nghiệm thú vị.

Khi bạn không dành sự tập trung của mình cho một công việc nào đó, thì bên cạnh làm việc không hiệu quả, bạn còn lãng phí rất nhiều thời gian vào những việc vô bổ khác.

Biểu hiện điển hình của trẻ nhỏ khi không tập trung học tập là xoay bút, nhìn ra ngoài, nói chuyện riêng... Còn đối với người trưởng thành, không tập trung thể hiện ở việc lúc nào bạn cũng tỏ ra bận rộn với đủ mọi lý do và phiền toái trong cuộc sống.

3. Không quản lý thời gian, thiếu tư duy giá trị
Nhà văn Lev Nikolayevich Tolstoy từng nói: "Giá trị của cuộc sống không được đo bằng thời gian, mà bằng chiều sâu”. Nếu bạn không giỏi quản lý thời gian, bạn sẽ chần chừ để làm việc, hoặc lại quá hấp tấp, vội vàng.

Thông thường, chi phí thời gian càng cao, chất lượng đầu ra càng thấp, giá trị càng thấp. Một khi bạn thực hiện những nỗ lực của mình không đúng cách, những gì bạn nhận được là sự vô giá trị.

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét