11 thg 1, 2019

Thành công nào cũng phải trả giá: Muốn trở thành doanh nhân thành đạt, hãy chấp nhận phải cô đơn!

Nếu bạn đang đi tìm những lời khuyên, những bài học để kinh doanh, để khởi nghiệp thì tôi tin chắc rằng bất kì doanh nhân nào cũng sẽ đưa ra một lời khuyên duy nhất đó chính là "cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng cả".

Và sự thật thì đúng là như vậy, hầu hết bạn chỉ thấy vẻ bề ngoài hào nhoáng của một doanh nhân thành đạt mà chưa chắc rằng bạn đã biết hết những sự nỗ lực, cố gắng mà họ phải bỏ ra là như thế nào. Hầu hết các doanh nhân đều bắt đầu từ sự yếu kém về mặt tài chính và đôi khi thậm chí là còn bị mọi người quay lưng với mình. Vậy nên trước khi có ý định trở thành một doanh nhân, tôi khuyên bạn nên tập học quen dần với sự cô đơn là tốt nhất.

Trở thành một một doanh nhân đồng nghĩa với việc bạn phải đi "chệch hướng" so với xã hội
Theo Gerard Adams, người sáng lập nên Elite Daily cho rằng một trong những phẩm chất quan trọng nhất của việc trở thành một người doanh nhân thành đạt đó là sự kiên trì. Bởi vì khả năng rất cao là bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thăng trầm, biến cố trên con đường sự nghiệp của mình.

Trên con đường đi đến thành công, sẽ có nhiều cánh cửa mở ra nhưng rồi lại bất ngờ đóng sập lại trước mặt bạn, đó là lý do đôi lúc bạn chỉ muốn đầu hàng và từ bỏ. Và trên hành trình bước tới đỉnh cao có lẽ bạn sẽ phải quen dần với sự cô đơn, lý do vì sao thì hãy đọc qua bài viết này sẽ rõ.

1. Muốn đột phá trong kinh doanh thì trước tiên phải phá vỡ khuôn mẫu
Chúng ta thường cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi làm việc theo nhóm, bởi khi đó ta có thể tham khảo ý kiến của đồng đội để đưa ra những đánh giá chắc chắn hơn rằng những gì mình đang làm là đúng. Việc này cũng giống như một mô hình và khi làm việc nhóm ta cũng buộc phải tuân thủ theo các chuẩn mực xã hội cũng như những quy ước của những người xung quanh.

Nhưng nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thì bạn buộc phải đối mặt với tất cả những điều bất thường trước mắt và hơn hết bạn còn phải thường xuyên phá vỡ những khuôn mẫu có sẵn của xã hội.

Đây là một giai đoạn khá khó khăn khi thực hiện bởi lẽ bạn cần phải có niềm tin vào bản thân mình, vào sản phẩm hay dịch vụ mà bạn sắp sửa kinh doanh, ngay cả khi xã hội, thậm chí là gia đình và bạn bè đang nói rằng bạn đang đầu tư vào một việc ngu ngốc. Nên nhớ rằng chính bạn là người duy nhất đầu tư vào ý tưởng của bản thân và biết rõ mình đang làm những gì vậy nên đừng để sự nghi ngờ len lỏi vào sâu trong ý tưởng của bạn.

2. Cần phải đối mặt với sự từ chối
Trong suốt hành trình khởi nghiệp bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều lần bị từ chối từ việc cố gắng thu hút nhà đầu tư cho đến việc chào mời sản phẩm đến khách hàng mới... việc bị từ chối một hai lần hay thậm chí cả trăm lần cũng là việc không thể tránh khỏi.

Khi liên tục nhận được những phản hồi tiêu cực ắt hẳn bản thân ta sẽ cảm thấy chán chường, mệt mỏi và đôi khi nó còn khiến mình cảm thấy cô đơn hơn. Khi đó, ta thường hay tự đặt câu hỏi cho mình rằng "Tôi đã làm gì sai?", rằng "Sản phẩm của tôi, dịch vụ có gì không tốt mà không thể thu hút được mọi người?".

Nhưng xin bạn đừng để mình bị cuốn vào sự nghi ngờ và sợ hãi đó, hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn như bạn vẫn nghĩ. Hãy thử nhìn ra thực tế và bạn sẽ thấy rằng rất nhiều nhà doanh nhân thành đạt cũng từng phải trải qua những điều nay. Oprah Winfrey, JK Rowling, Madonna và thậm chí cả Albet Einstein cũng đều bị từ chối không ít lần trên con đường kinh doanh của mình, bạn có biết rằng ngay cả Steve Jobs còn từng bị sa thải khỏi công ty của chính mình hay không?

3. Một doanh nhân không thể còn thời gian để giao tiếp
Có thể trước khi bắt đầu bạn đã nghe qua và lường trước được điều này nhưng đây cũng là một việc tất yếu không thể không nhắc đến khi bạn quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, khi bạn buộc phải dành hầu hết thời gian cho ý tưởng và cho những dự định đầu tư của bản thân.

Điều đó dẫn đến một hệ quả rằng bạn dễ dàng để mất liên lạc với gia đình và bạn bè vì suốt ngày phải đầu tư thời gian vào những bài thuyết trình, những thỏa thuận đầu tư hay những bài quảng cáo thu hút khách hàng...

Lúc đầu có thể bạn sẽ không nhận ra đâu vì thời gian bạn dành cho công việc đâu đủ để bạn quan tâm đến những thứ đó. Nhưng vô tình một lúc nào đó, chợt bắt gặp những bức ảnh của bạn bè tại một bữa tiệc mà không có bạn hay đứa con của bạn thân mình đã biết đi từ khi nào mà mình chẳng hay biết, những tin nhắn của bố mẹ trong điện thoại bạn vẫn để nguyên chưa đọc tới... đó mới là lúc bạn nhận ra mình đã trở thành người cô đơn từ khi nào.

Có thể bạn được nghe giảng hàng giờ về việc cần phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống bởi vì cả hai đều rất quan trọng nhưng đôi khi đó cũng chỉ là lý thuyết. Vì vậy nên trước khi kinh doanh hãy định sẵn trong đầu rằng sớm muộn gì mình cũng sẽ trở thành một người cô đơn mà thôi.

4. Bạn có thể khiến mọi người cảm thấy sợ hãi
Giả sử rằng công việc kinh doanh thuận lợi, công ty của bạn thành công và kiếm được những khoản lợi nhuận lớn. Bạn những tưởng mình đã đạt tới thành quả mà mình hằng mong muốn, thế nhưng tại sao mình vẫn cảm thấy cô đơn?

Bởi vì thành công thường đi kèm với những tác dụng phụ không mong muốn. Khi bạn thành công, bạn được bao quanh bởi hào quang của sự ngưỡng mộ, ánh sáng đó rực rỡ tới mức đôi khi khiến mọi người không dám đến gần bạn.

Khi ở đỉnh cao của thành công, người ta thường sẽ được bao vây bởi những mối quan hệ mới nhưng rất ít trong số chúng là thật lòng. Đó là lý do tuy quen biết nhiều người và có nhiều mối quan hệ nhưng bạn vẫn bị cô đơn trên chính sự thành công của mình.

Trong thực tế, tạo nên sự khác biệt sẽ là một bước tiến quan trọng giúp bạn đến gần hơn với thành công nhưng đôi khi nó lại chính là chìa khóa khiến bạn cô đơn trong cuộc sống của mình. Nên nhớ rằng chỉ có bạn mới là người nắm giữ chìa khóa cho số phận của mình và lựa chọn những mối quan hệ thực sự cho bản thân.

Trên con đường đi đến thành công hãy biết tránh xa những cảm bẫy và hơn hết hãy cố gắng giữ cho tâm hồn mình không bị cô đơn ngay trên chiến thắng của mình.

Nguồn CafeBiz

0 comments:

Đăng nhận xét