28 thg 12, 2018

Cách gửi Email hàng loạt mà không bị vào SPAM?

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách gửi email hàng loạt mà không bị vào SPAM. Nói chính xác hơn là chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân Email gửi đi bị rơi vào SPAM và từ đó rút ra các “kinh nghiệm xương máu” để các chiến dịch Email sau có tỉ lệ vào Inbox là cao nhất có thể mà thôi.

Dưới đây là 10 điều cần ghi nhớ để tăng tỷ lệ gửi email vào inbox

1. Duy trì và cải thiện uy tín của IP server và domain bạn dùng gửi thư: Các ISP luôn thống kê lại email được gửi từ địa chỉ IP nào và bạn đã dùng domain nào để phát tán thư quảng cáo. Kết quả mà bạn gửi email đến sẽ phản ánh chất lượng email sender của bạn. Tỷ lệ mở email, email hỏng, số người đánh dấu spam sẽ là các dấu hiệu để ESP theo dõi, xếp hạng xem địa chỉ IP, domain của bạn là đáng tin cậy để cho vào inbox hay không.

2. Chất lượng danh sách email: Hầu hết chúng ta sẽ chọn cách dễ dàng hơn là mua danh sách email thay vì xây dựng từng bước từng bước. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng người nhận email chỉ mở thư nếu nội dung liên quan đến nhu cầu thực sự. Chẳng ai mở email quảng cáo nhà hàng hải sản nếu danh sách của bạn là những người ăn chay. Việc gửi email vô tội vạ sẽ ảnh hưởng đến uy tín của bạn như ở phần trên đã đề cập.

3. Nội dung email: Một số trường hợp tỷ lệ email vào inbox thấp mà lý do trong nội dung email bạn gửi đi có quá nhiều từ mà các ISP đánh giá là SPAM, các vấn đề ảnh hưởng đến nội dung bạn cần chú ý như sau:
  • - Tần suất của các từ bị xem là spam (promotion, marketing, bonus, free…).
  • - Chất lượng liên kết ngoài trong nội dung (vd: nếu bạn liên kết đến 1 trang khiêu dâm thì nội dung bạn bị đánh giá thấp).
  • - Tỷ lệ giữa hình và chữ.
  • - Kích cỡ của thư gửi đi (dung lượng càng lớn sẽ càng ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ vào inbox, giải thích đơn giản là thư “nặng quá” thì ESP phải tải nhiều nên khó tính hơn & không cho vào inbox )
  • - Uy tín của nơi mà bạn lấy link hình ảnh.
  • - Nội dung và tiêu đề có liên quan với nhau hay không.

Cuối cùng, hãy luôn nhớ bạn phải có 1 đoạn văn bản dạng chữ (text) trong email, nếu một email chỉ toàn hình ảnh thì khả năng vào spam là cực kỳ cao.

4. Nguồn gửi email (From): Bạn không nên dùng các địa chỉ email thuộc các dạng sau sẽ giúp cải thiện tỷ lệ inbox hơn; info@yourdomain.com, marketing@yourdomain.com, bonus@yourdomain.com, free@yourdomain.com…

5. Đề nghị khách hàng thêm địa chỉ email của bạn vào danh sách của họ: đây là cách hiệu quả nhất để bạn dễ dàng gửi thư vào hộp thư inbox. Đây là bước thực hiện để tăng tỷ lệ gửi email vào inbox mà BITS đánh gía cao nhất.

6. Đừng lừa người nhận email hay sử dụng quá nhiều tiểu xảo để lách bộ lọc email
  • - Thêm các ký tự để né bộ lọc từ, viết f.r.e.e thay vì free
  • - Tự động thêm vào Re: hay Fwd: để tạo sự tự nhiên trên tiêu đề email
  • - Nội dung lừa đảo với tiêu đề là bạn trúng giải thưởng nhưng bên trong cần thêm điều kiện

Những vấn đề cần tránh để tăng tỷ lệ gửi email vào inbox

7. Giảm hẳn các từ bị coi là spam: Bạn cố gắng loại bỏ các từ bị coi là spam ra khỏi email.

8. Nếu được hãy luôn luôn check điểm spam của bạn trong chương trình gửi email. Các chương trình này được xây dựng để kiểm tra từ khoá, các URL không tốt, tỷ lệ hình và chữ …tuân thủ các tiêu chí này sẽ làm tăng tỷ lệ gửi email vào inbox đáng kể.

9. Theo dõi và điều chỉnh cách gửi email marketing từ kết quả nhận được của các chiến dịch trước đó. Tăng tỷ lệ gửi email vào inbox là một quá trình đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và cải tiến liên tục do đó kết quả từ các chiến dịch trước chính là nguồn thông tin quí giá để tinh chỉnh.

10. Duy trì mật độ gửi thư hợp lý: nếu quá lâu 2-3 tháng mới gửi một lần hẳn khách hàng sẽ quên và xoá thư của bạn. Nhưng nếu gửi mỗi ngày cũng sẽ gây khó chịu và họ cũng không mở email xem đồng thời đánh dấu bạn là SPAM.

Hy vọng với 10 điều trên bạn phần nào nắm được cách thức để cải tiến chiến dịch email marketing của công ty mình. Mọi trao đổi, tư vấn thêm vui lòng gửi về đội ngũ tư vấn của BITS để được giải đáp thêm hoàn toàn miễn phí!

Thân!
Chúc các bạn thành công!

Nguồn tổng hợp từ Internet

0 comments:

Đăng nhận xét