10 thg 4, 2018

Kinh doanh B2B: 5 cách cải thiện doanh số và hiệu quả marketing

Khi thị trường kinh doanh B2B ngày càng mở rộng và giàu tiềm năng, marketing B2B cũng dần trở nên phức tạp hơn. Muốn tạo lợi nhuận, doanh nghiệp B2B phải tối ưu hóa kế hoạch marketing.

Công ty của bạn đang có Kế hoạch marketing B2B hiệu quả và xuyên suốt đến mức nào, trên nền tảng của marketing 4P? (Xem thêm: Mô hình 4P và Internet Marketing)

Từ kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực marketing và tư vấn cho startup, doanh nghiệp Ấn Độ, Birbahadur Singh Kathayat - đồng sáng lập công ty marketing online LBSWebsoft, cố vấn marketing online - nhận thấy có 5 góc độ các marketer cần phân tích khi quyết định cải tổ kế hoạch marketing của mình.

1. Cải tiến toàn bộ kế hoạch marketing
Bạn sẽ cần tập trung cải tiến toàn bộ hệ thống vận hành marketing hiện tại, nhằm có được chiến dịch marketing chất lượng.

Theo xu hướng phát triển, kế hoạch marketing không nên chỉ giới hạn trong phạm vi bán hàng, mà còn phải được liên kết với nguồn nhân lực và hoạt động R&D. Bên cạnh đó, bạn phải tạo ra nhiều thông điệp gần gũi với khách hàng, phát trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Các yếu tố này sẽ giúp gia tăng sức mạnh cho kế hoạch marketing của công ty.

Mặt khác, bạn có thể gặp phải hai thử thách ảnh hưởng đến doanh số, đó là: duy trì sự thống nhất thương hiệu trong quá trình phát triển và tích lũy kinh nghiệm marketing tại địa phương.

Để vượt qua hai thử thách này, bạn sẽ cần tìm kiếm các công nghệ hỗ trợ bạn:
2. Đẩy mạnh hợp tác chiến lược
Trong kinh doanh B2B, chiến lược liên minh với những đối tác cùng ngành công nghiệp sẽ giúp bạn củng cố sức mạnh. Nếu triển khai đúng, mối quan hệ đối tác chiến lược sẽ giúp bạn thâm nhập vào thị trường mới thuận lợi hơn, mở ra lợi thế cạnh tranh lẫn gia tăng uy tín của bạn trong ngành.

Trước khi bắt đầu xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược, bạn cần xác định rõ mục tiêu của mối quan hệ này. Sau đó, các mối quan hệ đối tác cần được thể hiện cụ thể trong tất cả các kênh marketing trực tuyến và trực tiếp của bạn. Bằng cách tạo ra một kênh truyền thông hiệu quả, các hoạt động offline của bạn sẽ chạm đến các khách hàng trực tuyến.

Đôi khi, khách hàng mục tiêu của bạn có thể biết rất ít, thậm chí chưa từng nghe về thương hiệu của bạn. Việc đặt mối quan hệ đối tác chiến lược có thể giúp họ dần hiểu rõ hơn về bạn.

Chiến lược hợp tác này cần có khả năng tùy chỉnh cho các thị trường mới, nhằm đảm bảo duy trì sự đồng nhất của thông điệp thương hiệu khi công ty bạn phát triển trong tương lai.

3. Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Về tổng quan, các khách hàng lẫn các thương vụ mua bán B2B sẽ phức tạp hơn so với B2C. Vì vậy các trải nghiệm khách hàng B2B cũng đòi hỏi những chiến lược tiếp cận đặc trưng.

Đầu tiên là các công ty B2B sẽ cần cung cấp nhiều dịch vụ được "may đo" sát với nhu cầu của từng khách hàng hơn doanh nghiệp B2C. Trên thực tế, công ty B2B sẽ có xu hướng cung cấp một gói giải pháp tổng thể, kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Vì vậy, trải nghiệm khách hàng B2B thường kéo dài và có tính chất phức tạp, tương tác liên tục, cũng như mang đậm tính kỹ thuật.

Vì trải nghiệm khách hàng là điều tối quan trọng trong quá trình phát triển lẫn tạo dựng ưu thế cạnh tranh cho công ty B2B, bạn sẽ cần đến những insight vô cùng giá trị từ khách hàng. Hãy thu thập các insight này bằng cách theo dõi sát các hoạt động của khách hàng mục tiêu và mở rộng các kênh tiếp nhận phản hồi cho công ty.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là mảng thiết yếu cần đầu tư ở cả kênh truyền thống lẫn kỹ thuật số nhằm tạo kết nối ổn định với khách hàng. Từ đó, lợi nhuận sẽ được sinh ra bền vững cho doanh nghiệp.

4. Dữ liệu và hệ thống phân tích
Những công ty áp dụng công nghệ thu thập và phân tích dữ liệu làm nền tảng cho chiến lược marketing B2B sẽ có thành công vượt trội về doanh thu, lợi nhuận và giá trị thị trường.

Bằng cách sử dụng dữ liệu phân tích đúng nơi, bạn có thể đảm bảo rằng các nguồn lực bán hàng đang được dùng đúng lúc để tạo ra doanh số bán hàng tương xứng. Bạn cần xây dựng một hệ thống thu thập dữ liệu hoạt động định kỳ, thống nhất, và có khả năng hoạt động ở nhiều nền tảng tương tác khác nhau, nếu muốn tạo ra trải nghiệm như ý muốn của khách hàng.

Theo một nghiên cứu do Regalix thực hiện, 84% doanh nghiệp B2B đang đầu tư vào mảng phân tích dữ liệu marketing. Vì, hệ thống này cho phép bạn:
  • Kết hợp dữ liệu bán hàng và marketing ở một nền tảng.
  • Hiểu rõ hơn về ROI của các chiến dịch marketing nhằm tăng doanh số bán hàng.
  • Dễ dàng chia sẻ insight của khách hàng đến đội ngũ nhân viên ở mọi nơi.
Hơn thế nữa, hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu cao cấp sẽ giúp các marketer mở rộng dãy thông tin về nhân khẩu, các hoạt động giao thương, các mối quan tâm xã hội và cả các hành vi đặc trưng của khách hàng. Các thông tin này sẽ giúp quá trình thuyết phục của bạn hiệu quả hơn.

5. Tối ưu hóa mạng xã hội
Thúc đẩy các mối quan hệ thông qua mạng xã hội hiện là xu hướng nổi bật trong ngành kinh doanh B2B toàn cầu. Điều này diễn ra khi các mạng xã hội ngày càng cung cấp nhiều tính năng tương tác hai chiều giữa các doanh nghiệp.

Theo một nghiên cứu gần đây của Chadwick Martin Bailey và iModerate, các công ty có xu hướng hợp tác với các công ty họ đã từng tưng tác qua mạng xã hội. Vì vậy, riêng với kinh doanh B2B, sự gắn kết với khách hàng mục tiêu là điều tối quan trọng.


LinkedIn là một trong những mạng xã hội phù hợp nhất cho doanh nghiệp B2B. Cụ thể, các quảng cáo trả tiền trên LinkedIn sẽ giúp bạn có được lượng traffic chất lượng đến website đích, các hoạt động marketing tự nhiên sẽ tạo ra sự quan tâm, kết nới với từng cá nhân cụ thể trên LinkedIn.

Nguồn E27

0 comments:

Đăng nhận xét