11 thg 4, 2018

Đây là những thứ người giàu không bao giờ đầu tư

Đa số những người thành công về mặt tài chính đều có những tính toán chi tiêu và những chiến lược tiết kiệm thông minh. Họ tránh chi trả các khoản phí không cần thiết như phí ngân hàng hoặc bảo hành mở rộng.
1. Vé số
Không nên lãng phí số tiền kiếm được vào việc này, trong khi bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó vào những mục tiêu làm giàu. Những người giàu thường đưa ra lựa chọn thông minh hơn là đầu tư tiền của họ vào chỗ khác.

2. Các loại phí ngân hàng
Người giàu có biết hiểu rất rõ về vấn đề này, vì thế họ sẽ không lãng phí số tiền quý giá vào việc chi trả các loại phí ngân hàng. Và bạn cũng có thể làm được, nếu đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, ví dụ như duy trì số dư trung bình trong tài khoản hay là gửi một khoản tiền lớn hơn mức tối thiểu.

3. Lãi suất thẻ tín dụng
David Henderson – nhà kế hoạch tài chính của công ty Client One Securities cho rằng khi thẻ tín dụng của bạn đã ở mức báo động, bạn cần cố gắng sống ở mức thấp hơn thu nhập của mình. "Nếu bạn có thể tự tập luyện thường xuyên và có hệ thống việc gạt bỏ tiền ra khỏi cuộc sống vì tương lai của mình, thì bạn có thể gây dựng sự giàu có một cách ổn định và không cần phải phụ thuộc vào thẻ tín dụng hay các khoản nợ không khấu trừ khác". Đó chính là cách sống như người giàu.

4. Phí trả chậm
Phí trả chậm có thể lớn bằng số dư hàng tháng trong tài khoản của bạn. Những người thành công về mặt tài chính không bị "trói buộc" với khoản phí trả chậm mà có thể làm giảm số dư và điểm tín dụng của họ.

5. Các gói bảo hành mở rộng
Theo một nghiên cứu của US News, các gói bảo hành mở rộng thường đi kèm rất nhiều điều khoản, vì vậy nếu lần sau nhân viên bán hàng đang cố bán cho bạn một gói bảo hành này, hãy tìm cách kết thúc cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt.

6. Mua tuỳ hứng
Bạn đã bao giờ vào cửa hàng, đầu thì nghĩ muốn mua một món, nhưng lại trở ra với một xe đẩy đầy hàng chưa? Đó chính là mua tùy hứng.

Đó cũng không phải thói quen mua sắm của người giàu. Vì họ là những người biết lập kế hoạch. Và mua sắm tùy hứng chính là làm trái quan điểm này. Để tránh việc vung tiền quá tay, hãy chỉ mang đủ tiền mặt khi đi mua sắm, chỉ nên mang đúng số tiền bạn định chi cho những đồ cần mua và bạn sẽ có thể kiềm chế thói quen chi tiêu quá tay.

7. Thương hiệu cao cấp
Có thể bạn thấy người giàu mặc rất nhiều hàng thiết kế trên thảm đỏ. Nhưng phần lớn họ không mua chúng để mặc hàng ngày đâu. Họ có ngân sách và mục đích riêng cho các món đồ xa xỉ.

"Những người thành công về tài chính sẽ so sánh các cửa hàng với nhau. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của cả chất lượng và chi phí. Họ có thể mua đồ rẻ hơn, hoặc mua đồ chất lượng cao hơn. Miễn là có vụ mua bán thông minh nhất về tài chính", Tayne cho biết.

Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama không thiếu đồ hiệu nhưng bà cũng bước lên chuyên cơ Air Force One và xuất hiện trước báo chí trong những bộ váy của Target (hãng bán lẻ giá rẻ).

Vì vậy, nếu bạn muốn bắt chước những thói quen của những người giàu có, dừng lại và tự hỏi mình liệu cặp đôi jeans hiệu có giá 200 đô la có đáng mua không hay bạn sẽ đợi mua chúng vào đợt giảm giá 30%? Luôn luôn mua sắm một cách khôn ngoan và kiểm soát ngân sách của bạn.

8. Di sản thừa kế
Những người thành đạt có thừa khả năng cung cấp cho con cái họ những khoản chi tiêu tốn kém như học phí và nhà ở. Tuy nhiên, hỗ trợ con cái của họ không phải là một trong những điều người giàu thường làm. Nhiều triệu phú - và tỷ phú - đã công khai tuyên bố kế hoạch dùng tài sản của họ để làm từ thiện thay vì trao cho con cháu họ.

Ví dụ, Bill Gates, người giàu nhất trên thế giới, nói rằng ông có kế hoạch hiến tặng hàng tỉ đô la cho Quỹ Bill và Melinda Gates thay vì để lại nó cho ba đứa con của ông. Và người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và vợ ông, Priscilla Chan, có hai con gái, đã cam kết hiến tặng 99% cổ phần Facebook của mình cho các chương trình thiện nguyện.

9. Phim truyền hình và trò chơi điện tử
Những người giàu có dành ít thời gian hơn để dán mắt vào các loại màn hình hơn là những người có thu nhập thấp hơn. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến TV và trò chơi điện tử, theo số liệu của Nielsen năm 2015.

Người lớn trong các hộ gia đình có thu nhập hàng năm dưới 25.000 đô la tiêu tốn 42,22 phút mỗi tháng bằng cách sử dụng các máy chơi game video, so với 17,58 phút của người lớn trong các hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 75,000 đô la. Và người lớn ở các hộ gia đình có thu nhập thấp nhất đã xem TV  211,14 phút mỗi tháng, so với 113,42 phút đối với người lớn trong nhóm có thu nhập cao nhất.

Theo Trí thức trẻ

0 comments:

Đăng nhận xét